Khám phá
Cảnh tượng săn tổ ong khổng lồ trên vách núi dựng đứng
(11:46:26 AM 03/10/2014)Loài ong mật được cho là lớn nhất thế giới có tên khoa học Apis dorsata laboriosa. Chúng có chiều dài cơ thể trung bình hơn 3 cm và sống ở độ cao hơn 3.000m.
Tổ ong tựa chiếc mâm khổng lồ, đường kính có khi lên tới vài mét. Tổ ong chứa đầy mật, vàng óng. Mỗi tổ có thể cho tới 70kg mật.
Dãy núi đá Himalaya bao đời nay được biết đến là thế giới của loài ong mật khổng lồ Apis dorsata laboriosa.
Cứ một năm hai lần cư dân bộ tộc Gurung (Nepal), sinh sống trên dãy Himalaya lại tổ chức những cuộc săn mật của loài ong đặc biệt này.
Trước khi tiến hành công việc vô cùng nguy hiểm, những người phụ nữ của bộ tộc phải chuẩn bị lễ vật thịnh soạn dâng cúng thần núi trước khi xin sản vật của 'ngài'.
Lễ vật gồm rượu, thịt, trái cây... cùng lời cầu nguyện được xin lộc thần và cầu mong được che chở, bảo vệ.
Những người đàn ông có sức khỏe, dẻo dai và nhiều kinh nghiệm sẽ được chọn tham gia việc này. Những người không có lòng dũng cảm, sợ độ cao thì khó lòng làm tốt.
Sau khi cúng thần núi, những người đàn ông sẽ tìm kiếm cành, lá khô để đốt lửa, tạo khói nhằm xua đuổi đàn ong ra khỏi tổ, hạn chế sự tấn công của chúng.
Phương tiện để những người đàn ông hoạt động rất đơn sơ và có từ bao đời nay. Họ sẽ nối dài sợi của một loại tre và kéo dài thành một chiếc thang dây rồi thả từ trên cao xuống.
Một người đàn ông can đảm sẽ nhận nhiệm vụ leo lên chiếc thang dây đó. Khi đứng vững lên chiếc thang dây dài cả trăm mét, người đàn ông đó phải đối mặt với sự tấn công của hàng vạn chú ong khổng lồ và làn khói đen bốc lên.
Tuy nhiên, họ vẫn phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn khéo léo dùng chiếc gậy dài tách những chiếc tổ ong bám chặt vào vách núi đá. Trong khi một người lấy mật, thì có rất nhiều người cùng hỗ trợ cho công việc nguy hiểm này.
Nhiều đời nay, nghề lấy mật đã trở thành truyền thống của bộ tộc Gurung. Đây là một nghề thực nguy hiểm song nó đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ.
Giá mật từ loại ong này cao gấp hàng chục lần so với mật của loài ong khác. Lý do là giống ong này chỉ hút mật từ hoa đỗ quyên. Trong mật có khá cao thành phần grayanotoxin, rất tốt cho sức khỏe.
Loại mật này được giới thượng lưu của nhiều nước như Singapore,Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ưa chuộng.
Tuy nhiên, với sự khai thác triệt để trên diện rộng, sản lượng mật ong của loài ong Apis dorsata laboriosa giảm nghiêm trọng.
Rất có thể nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao của bộ tộc bộ tộc Gurung sẽ biến mất trong tương lai không xa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.