Khám phá
Bọ xít hút máu người vẫn là ẩn số
(16:15:20 PM 20/06/2013)
Đó là ý kiến của GS.TS. Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam bên lề Hội thảo Quốc tế về “Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam", sáng 20/6, tại Hà Nội.
Theo Giáo sư Côn, đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người. Do vậy, câu hỏi loài vật này có truyền bệnh hay không vẫn là ẩn số.
Con bọ xít do người dân bắt được ở một phòng trọ thuộc Từ Liêm, Hà Nội
Loại bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh kí sinh trùng tại khu vực Mỹ La Tinh. Bệnh dịch này sau đó được phát tán ra khỏi khu vực này từ nhiều thế kỷ trước và âm thầm phát tán trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, bọ xít hút máu người đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011. Ông Côn cho biết, tại thời điểm này, ổ bọ xít hút máu người đã phát tán tại 20 tỉnh phía thành đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Huế. Riêng tại Hà Nội, bọ xít hút máu người đã phát tán tại 29 quận, huyện.
Giáo sư Côn cũng cho biết, bọ xít hút máu người gây rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch máu, suy kiệt sức khỏe. Nhưng có truyền bệnh hay không thì cần phải nghiên cứu, bởi các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người. Ngoài ra, người dân và nhiều nhà khoa học vẫn ít có kiến thức về loại ký sinh trùng này.
Theo, GS.TS. Vũ Quang Côn, bọ xít hút máu là thủ phạm gây bệnh kí sinh trùng
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cho rằng, chưa thể đưa kết quả nghiên cứu của Châu mỹ La tinh để ứng phó với bọ xít ở Việt Nam. Do đó, GS Côn cho rằng, ngành y tế phải đặt việc nghiên cứu bọ xít hút máu người trong vai trò dịch tễ học.
Ông Côn cảnh báo, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu người. Chúng cần máu người hoặc động vật nên sẽ phát tán vào nhà dân hút máu.
PGS. TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), loài bọ xít hút máu người sống bằng máu người hoặc động vật.
Chúng không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Một năm bọ xít chỉ cần hút máu từ một đến ba lần là có thể sống sót suốt vòng đời. Đối tượng bọ xít hút máu người phần lớn là trẻ em.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia nhận định, tuy chưa có bằng chứng lây bệnh từ bọ xít hút máu người nhưng sự xuất hiện khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia về côn trùng học khuyến cáo người dân khi bị bọ xít đốt không nên gãi để tránh nhiễm trùng, sưng tấy. Nếu vết bọ xít cắn sưng to, kèm theo sốt, người dân cần đi khám để được điều trị. Người dân nên chú ý dọn dẹp vệ sinh nơi sinh sống để tránh bọ xít làm tổ, phát tán.
Từ ngày 17 đến ngày 21/6/2013, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp - IRD, Viện sốt rét - ký sinh y côn trùng trung ương- NIMPE, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về "Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam".
Hội thảo là một cơ hội để các chuyên gia đầu ngành về côn trùng trên toàn thế giới ngồi lại với nhau cùng nhìn nhận về hiện trạng sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.