Thứ ba, 21/01/2025, 04:11:09 AM (GMT+7)

Bí ẩn đằng sau trận động đất Indonesia

(11:28:06 AM 13/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Câu hỏi ám ảnh nhất về trận động đất 8,6 độ richter ngoài khơi Indonesia chiều qua là vì sao nó lại đạt đến cường độ mạnh như vậy.
Tâm chấn động đất nằm cách xa rãnh hút chìm Sundra.

 

Hầu hết các trận động đất lớn ngoài khơi đều xảy ra ở các khu vực hút chìm (subduction zone), nơi các thềm lục địa nằm xếp chồng lên nhau. Ấy thế nhưng tâm chấn của trận động đất hôm 11/4 lại là một khe nứt thẳng đứng nằm cách đảo Sumatra 400 km về phía Tây, tức là cách khá xa rãnh Sundra, vùng hút chìm gần nhất. Thông thường thì các khe đứt gãy trục dọc kiểu này không tạo ra được nhiều năng lượng đến thế.

 

“Đây là một hiện tượng rất đáng chú ý về mặt khoa học”, nhà địa chất học John McCloskey của Đại học Ulster, Coleraine, Anh nhận định. Ông là một chuyên gia về địa chấn học ở Ấn Độ Dương. Cùng với các đồng nghiệp, McCloskey đang tính toán để tìm hiểu điều gì đã dẫn đến cường độ động đất mạnh bất thường này.

 

Và chính hướng thẳng đứng của khe nứt cũng giải thích vì sao mà trận động đất 11/3 không kích hoạt sóng thần.

 

Năng lượng thấp

 

Các khe nứt thẳng đứng hình thành ở các khu vực sống núi giữa đại dương, nơi hình thành nên lớp vỏ biển. Khi một tầng vỏ mới hình thành dịch chuyển khỏi sống núi, nó sẽ tạo ra một loạt các vết nứt nằm vuông góc với sống núi. Chúng được gọi là “lỗi kiến tạo” và thường ngủ yên ở các vùng vỏ biển cổ xưa, nơi không còn thuộc sống núi nữa. Thế nhưng trận động đất 11/4 xảy ra vì một trong số các “lỗi kiến tạo” đã hoạt động trở lại.

 

Những trận động đất xảy ra trên lỗi kiến tạo thường có xu hướng nhỏ hơn, yếu hơn so với các trận động đất khi thềm lục địa dịch chuyển, nhất là so với các chuyển dịch ở khu vực hút chìm. Đó là do lỗi kiến tạo ở khu vực hút chìm mở rộng theo đường chéo, xuyên qua các vỏ biển và có thể vươn đến khoảng cách xa hơn trước khi va chạm với tầng địa chất bên dưới.

 

Hệ quả là năng lượng do các khe đứt gãy thẳng đứng trượt dốc tạo ra thường ít hơn. “Tôi sẽ phải kiểm tra lại vì tôi chưa từng nghe nói đến một trận động đất nứt dọc 8,7 độ richter bao giờ”, McCloskey chia sẻ trên LiveScience.

 

Vì sao mạnh đến vậy?

 

McCloskey và các đồng nghiệp đã xây dựng được một số giả thuyết. Tuy tâm chấn ghi nhận được không nằm ở khu vực hút chìm, song thực tế là nó cũng nằm gần vùng rãnh Sundra. Có thể các khe nứt đã lan trên diện rộng nên trong lúc xảy ra động đất, thềm Sundra cũng dịch chuyển.

 

Một giả thiết thứ hai là lỗi kiến tạo đứt gãy về phía sau, hướng về phía Ấn Độ Dương tới vài trăm km. Đoạn đứt gãy càng dài thì năng lượng giải phóng ra càng lớn.

Trọng Cầm/ Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bí ẩn đằng sau trận động đất Indonesia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI