Thứ tư, 22/01/2025, 23:10:58 PM (GMT+7)

Bí ẩn chưa có lời giải về tử tù mang mặt nạ

(12:20:37 PM 18/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Cho tới nay, danh tính và khuôn mặt thật của nhân vật này vẫn là một dấu hỏi chưa lời đáp...

Lịch sử thế giới tự cổ chí kim luôn đầy rẫy những bí mật bị giấu kín. Người tù nhân mang mặt nạ sắt sống dưới thời Louis XIV là một ví dụ điển hình. Nhân vật này là ai và có gì bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ ấy? 

 
Chiếc mặt nạ sắt bí ẩn…

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]1

Lật lại lịch sử nước Pháp, tại nhà tù nổi danh Bastille, ngày 17/11/1703, cuộc đời của một tử tù đã chính thức kết thúc. Dân chúng không khỏi ngạc nhiên bởi tử tù này không hề được nêu danh tính, khuôn mặt cũng không hề lộ ra do bị một chiếc mặt nạ sắt phủ kín.

Sau khi chết, anh ta được chôn cất tại nhà thờ Saint-Paul. Trên tấm bia mộ, những gì được viết rất sơ sài, chỉ là một cái tên Marchioly. Những câu hỏi đầy nghi vấn được dấy lên, người ta thi nhau truy tìm tung tích, quá khứ của người tử tù này.
 
Hành trình tử tù 34 năm…

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]2

Bức họa miêu tả cuộc sống trong tù của người đàn ông đeo mặt nạ sắt, ra đời năm 1789.

 
Nhân vật bí ẩn này chính thức xuất hiện năm 1687. Dưới thời vua Louis XIV, bá tước xứ Saint-Mars là quản ngục tại pháo đài Pinerolo. Vào thời điểm đó, ngài bá tước lãnh trách nhiệm quản thúc 5 tù nhân, trong đó có một người đeo mặt nạ sắt.

Tử tù này chịu chế độ quản thúc vô cùng nghiêm ngặt do đích thân tể tướng Pháp Louvois chỉ đạo: một mình trong phòng ngục hẻo lánh, cửa nhiều tầng, lớp khóa để không ai ở ngoài phải nghe thấy tiếng tử tù kêu gào. Việc canh giữ bí mật tới mức người dân trong thị trấn Pinerolo còn không biết tới sự tồn tại của người đàn ông này.

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]3
Pháo đài Pinerolo - nơi đầu tiên tử tù mang mặt nạ sắt bị giam cầm.


Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]4
Mảnh đất nơi từng là buồng giam giữ người mang mặt nạ sắt.


Ngày 29/ 9/1698, bá tước xứ Saint-Mars nhận được lệnh từ đức vua Louis XIV yêu cầu ông về làm quản ngục Bastille ở Paris và phải mang theo một tù nhân của mình. Người tù mang mặt nạ sắt đã được lựa chọn.

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]5
Hình ảnh cuộc sống trong tù của người đàn ông bí ẩn.


Cùng với bá tước xứ Saint-Mars, người đàn ông mặt nạ sắt bị áp tải bởi rất nhiều quan binh tới ngục Bastille. Tại đây, ông sống 5 năm cuối cùng của cuộc đời vẫn với một chế độ canh giữ vô cùng đặc biệt. 

Theo lời bác sĩ khám nghiệm tử thi, nhân vật này khoảng 45 tuổi và chết vào khoảng 10 giờ tối. Tất cả đồ dùng cá nhân, trang phục quần áo của tử tù này đều bị hỏa thiêu gần như ngay lập tức.

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]6
Ngục Bastille - nơi người tù mang mặt nạ sắt trút hơi thở cuối cùng.


Giấy xác nhận cái chết cùng tất cả các giấy tờ liên quan về người đàn ông này được chuyển về cất giữ tại City Hall ở Paris. Tuy nhiên, năm 1871, tòa nhà này bị lửa thiêu trụi, cùng với đó là những manh mối về tử tù đeo mặt nạ sắt.
 
Những lời đồn thổi…
 
Như một sợi chỉ xuyên suốt duy nhất, chiếc mặt nạ sắt bí ẩn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều dị bản nhằm tìm ra lời giải thích về danh tính của người tử tù giấu mặt. Nhà triết học nổi tiếng người Pháp - Voltaire đã đưa ra giả thuyết, đây chính là một người anh em song sinh của vua Louis XIV.

Ông cho rằng, vì lo sợ người tranh giành ngôi báu, Louis XIV đã tìm cách thủ tiêu anh trai, bịt mọi đầu mối cũng như xóa sạch dấu tích về người đàn ông này sau khi chết. Sau này, từ giả thuyết của Voltaire, nhà văn Alexandre Dumas đã viết nên tác phẩm Les Jumeaux nổi tiếng.

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]7
Vua Louis XIV - người được cho là có họ hàng với tử tù mang mặt nạ sắt.


Ngoài ra, cũng có nhiều lập luận khác xuất hiện trong quần chúng nhân dân. Có người nói đó chính là Don Juan, người lại bảo trên thực tế đó là nhà viết truyện Molière.
 

Gần đây nhất, sau khi nghiên cứu, tiến sĩ Broecking đưa ra kết luận, người đàn ông mang mặt nạ sắt có tên là Antonio Ercole Matthioli, sinh ngày 01/12/1640. Ông là người thừa kế của của công tước Ferdinand Charles IV và là kẻ thù của Pháp.

 

Tử[-]tù[-]mang[-]mặt[-]nạ[-]-[-]Bí[-]ẩn[-]của[-]nhân[-]loại[-]8
Phải chăng đây là khuôn mặt thật của người tù mang mặt nạ sắt?


Ông bị bắt và giam tại Pinerolo. Để đảm bảo bí mật, chiếc mặt nạ sắt đã được đặc chế làm riêng cho ông. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những phân tích đơn thuần, chưa hề có một bằng cớ xác thực nào hết.

Vậy người đàn ông mang mặt nạ sắt là ai và tại sao lại chịu hình phạt khủng khiếp đến thế, câu trả lời đến nay vẫn còn là một bí ẩn của lịch sử nhân loại.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Historic mysteries, Georgielowery, Rives de la sorcellerie, Je suis cultive, Wikipedia...

Theo MASK
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bí ẩn chưa có lời giải về tử tù mang mặt nạ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI