Khám phá
Ảnh 'sex' của động vật, nghệ thuật mà vẫn kín đáo
(14:24:48 PM 07/04/2013)Một cặp chuồn chuồn kim đang giao phối. Cô thể chúng hoà quyện vào nhau, tạo thành một hình trái tim, biểu tượng của ngày Valentine thật đẹp. Ai có thể nói động vật vô tình?
Hai chú vẹt xanh đang trao nhau những cái hôn da diết trong mùa sinh sản, một cảnh đẹp về tình yêu của thiên nhiên hoang dã.
Đến mùa sinh sản “nàng bọ ngựa” phát ra tín hiệu gọi bạn tình. Các chú bọ ngựa đực tập trung lại, chờ đợi. Tuy nhiên “nữ chúa” này khá tàn bạo. Đang mê ly đưa “chàng lên chín tầng mây” nàng liền... cắn rụng đầu chàng nhai ngấu nghiến, hết đầu đến từng cái chân! Một “nàng bọ ngựa” có thể “xơi tái” chừng 3 - 4 “chàng”.
Một cặp sên biển đang giao phối. Sên biển mang trong mình cả 2 cơ quan sinh sản: đực và cái. Hai cơ quan này đều có chức năng tự thụ thai và sản xuất trứng. Với màu da sáng, rực rỡ và chất độc cùng thứ mùi khó chịu của mình, sên biển tạo ra mối đe dọa đối với những kẻ săn mồi dưới biển. Loài sên biển này thường trú ngụ tại các rặng san hô ở sâu dưới biển.
Các nhà khoa học đã tiết lộ cho chúng ta loài ếch đặc biệt có tên Boophis lilianae. Trong bức ảnh này, 1 con ếch đực đang giữ chặt một con ếch cái trong quá trình giao phối tại môi trường sống bản địa của chúng tại công viên quốc gia Ranomafana ở Madagascar.
Loài mực lùn phương nam (Euprymna tasmanica), một loài động vật thân mềm và tròn chỉ dài 7cm. Mực lùn thường chết sớm, giao phối với nhiều bạn tình trong suốt cuộc đời ngắn ngủi kéo dài 1 năm. Mỗi lần giao phối của chúng có thể kéo dài tới 3 giờ, khiến chúng bị vắt kiệt sức lực tới mức sau đó không làm gì nổi nữa.
Đối với cá Tỳ Bà, để có thể giao phối, cá đực buộc phải ký sinh trên người cá cái. Cá đực cắn vào cá cái và tiết ra một loại enzym có thể thẩm thấu qua da và hòa vào con cái.
Loài rắn sọc đỏ cái đặc biệt thích quyến rũ con đực. Khi đến mùa giao phối, rắn cái sẽ tiết ra pheromone kêu gọi bạn tình, sau đó hàng trăm rắn đực sẽ kéo tới và bò chồng chất lên mình con rắn cái. Một cuộc giao phối tập thể kín đáo diễn ra.
Loài lưỡng tính như ốc sên lại lựa chọn “mũi tên tình yêu” trước khi “mây mưa”. Đó là hợp chất có chứa canxi, giúp bạn tình dễ tiếp nhận tinh trùng hơn được phóng ra từ một trong hai con. Đặc biệt, loài sên chuối có dương vật dài tới 15-20mm nên rất hay bị mắc kẹt trong cơ thể bạn tình, đôi khi gây ra những tình huống tồi tệ.
Cảnh giao phối tình tứ của hai con bướm xanh Plebejus argus tại Lofer, Salzburg (Áo).
Khi một con ong đực giao phối với nữ hoàng ong, dương vật của “chàng” sẽ tự đứt lìa bên trong cơ thể “nàng” khi cố gắng rút ra. Ong đực sau đó cũng chết vì ruột tuột ra ngoài. Dương vật của “chàng” sau đó sẽ đóng vai trò như một cái chốt giữ tinh trùng bên trong cơ thể nữ hoàng. Trong 5 năm tiếp theo, “nàng” ong chúa sẽ có khả năng thụ tinh cho gần 2 triệu trứng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.