Khám phá
10 dòng sông buộc phải chui xuống đất
(21:26:24 PM 27/03/2012)Tibbetts là tên một dòng sông cung cấp nước cho một hồ trong thành phố New York, Mỹ. Song do quá trình phát triển đô thị, nó trở thành một dòng chảy ngầm bên dưới đại lộ Tibbetts. |
Là nhánh dài nhất của sông Hudson, sông Sawmill chảy từ thành phố Chappaqua, bang New York, tới tận thành phố Yonkers cùng bang. Từ đầu thế kỷ 20, dòng sông bị bao phủ dần bởi những chiếc cầu. Theo thời gian số lượng cầu tăng lên và kích thước của chúng cũng tăng. Ngày nay sông Sawmill đã bị che lấp hoàn toàn bên dưới thành phố Yonkers. |
Sông Wein tại thủ đô Vienna của Áo không còn lộ diện trên mặt đất sau khi người ta dẫn nó vào hệ thống cống ngầm từ nhiều thập kỷ trước. |
Từng xuất hiện trên bản đồ vào thập niên 70 của thế kỷ 19, ngày nay sông Sunswick Creek chỉ còn là dòng nước nhỏ chảy qua ống dưới lòng đất tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Steve Duncan. |
Một đoạn có chiều dài hơn 6 km của sông Bradford Beck chảy dưới các công trình xây dựng ở thành phố Bradford, Anh. |
Sông Neglinnaya từng chảy từ phía bắc tới phía nam thủ đô Moscow của Nga cho tới khi nó bị chôn vùi bởi những đường hầm có chiều dài 7,5 km. Ngày nay nước của nó chảy vào sông Moskva theo hai lối thoát. |
Khoảng không gian khá rộng trong ảnh là đoạn cuối của một đường hầm chứa nước sông Sheaf tại thành phố Sheffield, Anh. Sông Sheaf cứ liên tục hiện ra rồi biến mất trên mặt đất tại thành phố Sheffield trước khi nó chập vào sông Don. |
Sông Westbourne từng là nguồn cung cấp nước uống quan trọng cho thành phố London, Anh. Nhưng tới cuối thế kỷ 18, chất lượng nước của nó thấp đến nỗi con người không thể uống được nữa. Vào đầu thế kỷ 19, sông Westbourne được dẫn vào các ống ngầm để tạo điều kiện cho sự phát triển của các quận mới tại London. |
Vào thế kỷ 19, sông Fleet buộc phải chảy qua đường hầm ngầm tại thành phố London trước khi chảy vào sông Thames. Vào thời La Mã, nó là sông lớn nhất và quan trọng nhất của London. Nhưng trong cuộc cách mạng công nghiệp, phần lớn nước của nó được sử dụng cho hoạt động sản xuất công nghiệp. |
Vào thập niên 40 của thế kỷ 20, các kỹ sư của quân đội Mỹ đã nắn dòng của sông Park để nó chui xuống đất tại thành phố Hartford, Connecticut. Đây là dự án tốn kém và hoành tráng nhất của quân đội Mỹ tính tới thập niên 40. Ngày nay sông Park nằm cách mặt đất từ 90 tới 150 cm. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.