Thứ sáu, 22/11/2024, 20:44:21 PM (GMT+7)

Vì sao măng cụt ra trái cách năm?

(15:04:39 PM 08/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.

Năm 2012, các vùng trồng măng cụt từ Chợ Lách (Bến Tre) qua Cầu Kè (Trà Vinh) đến Kế Sách (Sóc Trăng) đều thất thu. Bình quân chỉ khoảng 20% số cây ra bông, kết trái, năng suất rất thấp, chỉ vài kg/cây.

 

Năm nay, tỉ lệ măng cụt ra bông cao hơn năm ngoái nhưng muộn hơn 15 - 20 ngày. Tại các Tổ hợp tác trồng măng cụt VietGAP ở xã Vĩnh Thành, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa... huyện Chợ Lách, nhà vườn ứng dụng kỹ thuật canh tác bài bản thì tỉ lệ cây ra bông cũng chỉ đạt khoảng 60%; số bông chỉ bằng 50 - 70% so với trước.

 

Ở huyện Kế Sách, tỉ lệ cây ra bông bình quân khoảng 30%; số bông/cây bằng khoảng 50% các năm trước. Nhà vườn trồng măng cụt đang tích cực chăm sóc với hy vọng tuy số trái ít đi nhưng bù lại trái sẽ lớn hơn, tỉ lệ đạt loại I tăng lên.

 


Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm vẫn chưa có lời giải

 

Trường hợp măng cụt không ra bông, kết trái còn xảy ra đối với những nhà vườn nhiều kinh nghiệm. Ông Trương Hữu Nghĩa (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách) cho biết, ông được thừa hưởng vườn măng cụt với 300 cây được trồng cách đây hơn 30 năm; từ năm 2010 trở về trước, năm nào thời tiết lạnh, mưa nắng đều, mỗi cây cho trên 1.000 trái. 

 

Ông Nghĩa còn là một trong những người đầu tiên xử lý ra hoa sớm măng cụt rất thành công bằng phương pháp xiết nước, khấc cây (khoanh vỏ). Tuy nhiên, 3 năm qua phải "bó tay" nhìn măng cụt "tốt cây, xanh lá" nhưng "vắng bông trên cành".

 

Tương tự, ông Phan Ngọc Thành ở xã An Lạc Thôn được xem là “vua” măng cụt của huyện Kế Sách cũng chào thua "hoàng hậu" đỏng đảnh! Đến thời điểm này các vườn măng cụt khác đã ra bông, nhưng vườn của ông Thành không có dấu hiệu ra bông, kết trái.

 

Từ thực tế trên cho thấy, các kinh nghiệm xử lý ra hoa sớm của nhà vườn trồng măng cụt không có tính ổn định; vụ này ra bông thành công, sang vụ sau cũng quy trình ấy nhưng lại thất bại.

 

Lý giải về nguyên nhân măng cụt ra bông, đậu trái thất thường, nhà vườn Trương Hữu Nghĩa và Nguyễn Văn Dũng (huyện Kế Sách) cho rằng nhiệt độ cao hơn và mưa trái mùa trong tháng 11 ÂL là nguyên nhân khiến cây ra đọt thay vì ra bông. Ở Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre), nhà vườn "liên kết" giữa thời tiết trong mùa Noel với sự ra bông của măng cụt: Năm nào mùa Noel (tháng 12 DL) lạnh nhiều thì năm đó cây măng cụt "thọ hàn" tốt và sẽ ra bông nhiều.

 

Trình độ canh tác măng cụt của nhà vườn ngày càng được nâng lên, nhưng hiện tượng ra trái cách năm ngày càng phổ biến, phải chăng do biến đổi khí hậu? Giải pháp nào để khắc phục hữu hiệu hiện tượng trên là một câu hỏi đặt ra với các nhà khoa học.

Theo NN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao măng cụt ra trái cách năm?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI