Chủ nhật, 24/11/2024, 06:18:29 AM (GMT+7)

Vài nét về hệ thống cảnh báo sóng thần Việt Nam?

(20:22:26 PM 06/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Về gốc gác, thuật ngữ “sóng thần” xuất phát từ tiếng Nhật "tsunami" để chỉ các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch “ngang” chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài khơi xa.

Câu hỏi 92: Vài nét về hệ thống cảnh báo sóng thần Việt Nam?

 

Ảnh tư liệu

 

Đáp: Về gốc gác, thuật ngữ “sóng thần” xuất phát  từ tiếng Nhật "tsunami" để chỉ các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch “ngang” chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù lúc đó họ không biết nguyên do là sóng xuất phát ở ngoài xa khơi. Cơn sóng thần khởi phát từ dưới đáy biển sâu chủ yếu do ảnh hưởng của động đất và các dịch chuyển địa chất lớn (núi lửa phun, va chạm các mảng vỏ đại dương, tách giãn đáy đại dương,...) mà các nhà khoa học gọi là “hải chấn”. Khi còn  ở ngoài xa khơi, chiều cao sóng khá nhỏ và chiều dài sóng lại rất lớn, đến hàng trăm kilômét. Vì vậy, khi ở xa bờ biển, đi trên tàu người ta cũng khó nhận diện ra nó, mà chỉ cảm nhận như một “cơn sóng cồn” trải dài với các rung lắc nhẹ. Sóng thần diễn biến rất khác biệt, chứa năng lượng cực lớn,  lan truyền với tốc độ cao và có thể vượt khoảng cách lớn qua đại dương mà chỉ mất rất ít năng lượng. Một trận sóng thần có thể gây ra thiệt hại trên bờ biển cách hàng nghìn cây số nơi nó phát sinh, vì thế chúng ta vẫn có thể có thời gian chuẩn bị từ khi nó hình thành tới lúc ập vào một khu vực bờ biển nào đó. Cho nên, vẫn có thể dự báo và cảnh báo thời gian và sức mạnh của nó từ nơi xảy ra cho đến những khu vực bờ biển bị tấn công.

 

Tại khu vực Thái Bình Dương, hệ thống cảnh báo sóng thần quốc tế gồm hai trung tâm đầu não là: Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương của Mỹ (đặt tại đảo Hawaii) và Trung tâm tư vấn sóng thần Tây Bắc Thái Bình Dương của Cục Khí tượng - Thủy văn Nhật Bản. Việt Nam và các nước Đông Nam Á thuộc ven bờ Tây Thái Bình Dương chưa có đủ điều kiện trang thiết bị và năng lực quan trắc và phát hiện sóng thần từ giữa Thái Bình Dương, nên phải khai thác, sử dụng thông tin trực tiếp từ các trung tâm đầu não nói trên.

 

Từ bài học của các nước chịu thảm họa sóng thần Sumatra năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo việc ứng phó với thảm họa này nếu xảy ra. Ngày 06/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành  Quy chế về báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, và sau đó ngày 29/5/2007 lại tiếp tục ban hành Quy chế về phòng chống động đất - sóng thần. Ngày 04/9/2007, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo  sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập - là cơ quan duy nhất đến nay được Chính phủ giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Ngay sau đó Trung tâm đã trở thành thành viên chính thức của hệ thống cảnh báo sóng thần khu vực và quốc tế. Trung tâm làm việc theo chế độ trực ca 24/24 để đảm bảo phát hiện kịp thời các hiểm họa động đất - sóng thần.

 

Các công cụ xử lý số liệu tự động cho phép định vị động đất chỉ sau 3-5 phút sau khi động đất xảy ra. Theo Quy chế của Chính phủ, tất cả các trận động đất xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam với độ lớn từ 3,5 độ Richter trở lên, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần Việt Nam phải thông báo cho các cơ quan quốc gia có chức năng truyền thông và ứng phó nhanh nhất để phối hợp hành động, đầu tiên là: Đài  Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương  và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm và Cứu nạn. Ngoài ra, các cơ quan được cấp tin động đất, sóng thần là: Văn phòng Trung ương  Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Website Chính phủ.

 

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần Việt Nam đã được “thử sức” qua đợt động đất - sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011: sóng địa chấn từ trận động đất mạnh xảy ra tại Nhật Bản đã được Việt Nam phát hiện chỉ sau 2-3 phút với các thông số được xác định như độ lớn, tọa độ chấn tâm và độ sâu chấn tiêu. Một số trận động đất khác ở Nhật Bản và Việt Nam gần đây cũng đã được Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần Việt Nam ghi nhận và cung cấp với sai số chỉ khoảng 0,1 so với thông tin của Trung tâm Số liệu động đất Hoa Kỳ.

 

Cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thống cảnh báo sóng thần của Việt Nam, Chính phủ vẫn  cần tiếp tục đầu tư mở rộng và hiện đại hóa hệ thống các trạm địa phương, trạm quan trắc mực nước biển ven bờ và Mạng lưới báo tin - cảnh báo và ứng phó với động đất - sóng thần quốc gia. Phấn đấu xây dựng hoàn thiện một hệ thống cảnh báo động đất - sóng thần quốc gia đồng bộ, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế trong tương lai gần.

 

 

 

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ  lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi - đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

 

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

TIN MÔI TRƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vài nét về hệ thống cảnh báo sóng thần Việt Nam?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI