Hỏi và đáp
Uống crila có gây thoái hóa khớp?
(11:15:25 AM 30/08/2012)GS.TS Trần Ngọc Ân trả lời:
Ảnh minh họa |
Ông bị thoái hóa khớp tuổi già chứ không phải do dùng thuốc bởi hiện tại chưa có nghiên cứu cho thấy dùng thuốc, đặc biệt là crila gây thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi lựa chọn thuốc để dùng, thuốc phải có bằng chứng rõ ràng (phải được thử nghiệm trên súc vật và người) để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy, giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Bệnh có thể phát triển từ những tháng đầu tiên của cuộc đời.
Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa bao gồm tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp.
Vào giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức sau một vài động tác nhỏ, sau đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp, sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động càng đau nhiều. Nếu có cảm giác nóng, đỏ và sưng tại các khớp nghĩa là thoái hóa khớp đi kèm một căn bệnh khác. Cũng có trường hợp người bệnh bị teo cơ, nhất là các chi.
Thoái hóa khớp có nhiều loại như: ngón tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gót chân, khớp gối, khớp háng... mỗi loại lại có biểu hiện đau khác nhau. Vì vậy, nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định loại thoái hóa khớp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.