Thứ bảy, 18/01/2025, 07:43:01 AM (GMT+7)

Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

(21:01:45 PM 10/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Năm 2000 tôi bị ung thư vú đã mổ cắt bỏ và từ đó đến nay bệnh đã không tái phát. Nhưng khoảng gần một tháng nay tôi hay bị tiêu chảy (có khi ngày hai ba lần). Tôi đi khám thì bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm đại tràng, và đã dùng thuốc trong 15 ngày rồi nhưng không khỏi. Xin cho biết bệnh của tôi có phải là ung thư đại trực tràng hay không? (Võ Thị Liên, vghhlinh6568@gmail.com)
truc[-]tuyen
 
Bác sĩ Foo Kian Fong (trái) đang ghi chú lại cẩn thận từng thắc mắc của bạn đọc - Ảnh Thanh Hải

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong, chuyên khoa ung thư, Trung tâm Ung thư Parkway, Bệnh viện Gleneagles, Singapore: Có nhiều nguyên nhân để gây tiêu chảy, như nhiễm vi khuẩn, vi-rút, cũng như khối u cả lành tính và ác tính. Một số loại thuốc giúp cân bằng hóc-môn như là thuốc cho tuyến giáp cũng gây tiêu chảy. Mặt khác hội chứng kích thích ruột, dị ứng thức ăn, viêm ruột cũng gây tiêu chảy... Việc tiêu chảy không liên quan gì đến ung thư vú. Nếu bạn lo lắng vì có tiền sử gia đình bị ung thư ruột thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra thêm.

 

* Xin bac si vui long cho biet neu bi benh tri keo dai thi ti le chuyen thanh ung thu dai trang la bao nhieu phan tram? Dieu tri benh tri nhu the nao de ngan ngua bien chung ung thu? (Thu, katy_kt83@yahoo.com, 21 tuoi)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Bệnh trĩ là do tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị chảy máu do ma sát với phân hay áp lực lúc đi cầu. Bệnh trĩ thì không gây ra ung thư nhưng ung thư thì cũng có nguyên nhân từ bệnh trĩ.

 

* Xin bác sĩ cho biết triệu chứng ung thư trực tràng? Tôi bị đau bụng âm ỉ, không rõ ràng bên dưới sườn non bên khoảng 30 ngày nay, đi ngoài phân sệt hơi nhầy phần cuối, nghiêng vặn người hơi đau, ăn ngủ bình thường, không giảm cân nhưng cơ thể hơi mệt mỏi. Xin hỏi là tôi bị bệnh gì và có liên quan gì đến ung thư trực tràng không? (minhthaotran3000@yahoo.com, 40 tuoi, Quang Trung, Ha Dong, Ha Noi)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Triệu chứng của ung thư đại trực tràng là: chảy máu ở hậu môn; thay đổi thói quen ở ruột, như là đi cầu nhiều hơn bình thường hay là thường bị táo bón và tiểu chảy; sụt cân, chán ăn; đầy bụng khó chịu; thiếu máu, mất máu, cơ thể mệt mỏi, chống mặt, hoa mắt.

 

* Tôi là nam năm nay 53 tuổi, tôi thường hay trung tiện (xì hơi) mỗi ngày ít nhất 20-30 lần, năm ngoái đi khám bác sĩ nội soi trực tràng cho biết tôi bị Polip trực tràng xích-ma và đã cắt bỏ. Bác sĩ cũng kêu tôi lấy mẫu đó lên bệnh viện Hòa Hảo để xét nghiệm, kết quả: lành tính. Từ đó đến nay bụng tôi vẫn cứ ưa sôi lên và trung tiện không hề giảm. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và cách điều trị. Xin cám ơn. (Lang Du, langtuxigon@yahoo.com)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Có quá nhiều khí ga là nguyên nhân gây nên xì hơi bao gồm những loại thức ăn như là hành, tỏi hay bánh mì ngũ cốc cũng làm cho bạn trung tiện nhiều hơn. Nguyên nhân khác như là dị ứng thức ăn, đầy hơi, hội chứng kích thích ruột, sỏi mật và loét bao tử. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn làm thêm những xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng của bạn kỹ hơn.

 

* Toi bi polip dai trang da mo cat duoc 1 nam. Xet nghiem: tang san. Bay gio thinh thoang van dau bung, tieu chay. Vay toi co di kiem tra lai khong? (Tran Thi Van, vantt99@yahoo.com)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Bạn nên đi nội soi đại trực tràng.

 

* Tôi thường bị đau khi đi cầu và có máu. Xin hỏi bác sĩ tôi có bị làm sao không? Tôi rất lo lắng vì ngày trước ông tôi cũng bị bệnh này một thời gian thì ông cũng qua đời. Xin bác sĩ chỉ cho tôi cách chữa trị. (Nguyen Thanh Sang, sangthanh8309@yahoo.com, 27 tuoi)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu trực tràng. Nguyên nhân phổ biến là bệnh trĩ, nứt, và ung thư. Gặp bác sĩ để kiểm tra xem có phải là ung thư hay không. Điều trị bệnh trĩ bao gồm uống thuốc và phẫu thuật. Cho bệnh nứt hậu môn đặt thuốc là đủ. Với ung thư, nếu ở giai đoạn sớm, điều trị được lựa chọn là phẫu thuật.

 

* Xin bác sĩ tư vấn cho phương pháp phòng tránh, và kiểm soát bệnh như thế nào? Cảm ơn bác sĩ! (Vu Chi Thanh, Nha trang, chi_thanh_hotel@yahoo.com)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Ung thư đại trực tràng gia tăng cũng có thể do môi trường và do di truyền, và thường là do polyp ở trong ruột. Nguyên nhân từ gien di truyền như là FAP và HNPCC. Nếu tiền sử gia đình có bệnh ung thư đại trực tràng thì phải làm xét nghiệm gien và kiểm tra thường xuyên. Với FAP, phẫu thuật để cắt bỏ ruột được chỉ định bởi vì polyp có thể trở thành ung thư sau 35 tuổi.

 

Với nguyên nhân từ môi trường, quan trọng là nên giảm chất béo, thịt đỏ, tránh ăn thức ăn chiên quá lâu, barbecued, hun khói và nướng.

 

Ăn nhiều trái cây, đặt biệt là táo, rau, cá, tập thể dục điều đặn để giảm nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.

 

* Thưa bác sĩ, cha của tôi mắc bệnh ung thư đại tràng vậy khả năng mắc bệnh này của những đứa con trong gia đình tôi có cao không? Chúng tôi nên làm gì để phát hiện sớm bệnh này? (Trọng Nghĩa, Hòa Thuận, Ban Mê Thuột, Đắk Lắk, 22 tuổi)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Để trả lời chính xác câu hỏi của bạn, tôi cần biết thêm tiền sử ung thư đại trực tràng trong gia đình của bạn như là ông bà, cô chú, dì... Nói chung, trung bình cho tỉ lệ nguy cơ của đàn ông không có yếu tố tiền sử gia đình là 1/10 hoặc 1/15. Với những người có tiền sử gia đình như bạn là bố bị ung thư đại trực tràng thì nguy cơ là trên 1,7 lần.

 

Có 2 cách kiểm tra tầm soát. Thứ nhất là kiểm tra máu trong phân, cần ít nhất có 3 mẫu để kiểm tra cho chính xác. Thứ hai là nội soi đại trực tràng. Độ tuổi được khuyên để tầm soát là 50 tuổi.

 

* Nguyen nhan, trieu chung gay ra ung thu dai truc trang, cach nhan biet, cach dieu tri? (nguyen thanh tuan, ap Go Chau Mai, xa Khanh Hung, huyen Vinh Hung, tinh Long An)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Việc bị ung thư đại trực tràng là do cả yếu tố môi trường và yếu tố về gien. Yếu tố về gien chiếm khoảng 5%. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Tiền sử bị ung thư đại trực tràng hay polyp; Bị viêm ruột; Béo phì; Ăn nhiều chất béo; Thức uống có cồn; Hút thuốc.

 

Triệu chứng: Chảy máu ở hậu môn; Thay đổi thói quen ở ruột, như là đi cầu nhiều hơn bình thường hay là thường bị táo bón và tiểu chảy; Sụt cân, chán ăn; Đầy bụng khó chịu; Thiếu máu, mất máu, cơ thể mệt mỏi, chống mặt, hoa mắt.

 

Điều trị: Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Thông thường ở giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, điều trị tốt nhất là phẫu thuật. Ở giai đoạn 4, ung thư đã di căn, hóa trị được sử dụng để kiểm soát bệnh. Ở giai đoạn 2 và 3 của ung thư đại trực tràng, bệnh nhân thường phải phẫu thuật, hóa trị là để tăng cơ hội điều trị. Xạ trị được sử dụng ở giai đoạn 2 và 3 để giảm việc tái phát cục bộ.

 

* Kinh thua bac si vo toi 50 tuoi bi UTDT da phau thuat va chuyen hoa chat du 6 lan theo phac do dieu tri, toi xin hoi sau khi da dieu tri xong theo phac do ve an uong vo toi co phai an kieng gi khong co can dieu tri ho tro them thuoc gi khong neu sau nay co hien tuong tai phat thi dieu tri the nao toi xin chan thanh cam on! (Nguyen Quang Thanh, 55 tuổi, Hai Phong)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Chế độ ăn là giảm thịt đỏ, ăn nhiều trái cây đặc biệt là táo nguyên vỏ, cá, uống thêm vitamin D và canxi, uống thêm thuốc nhiều vitamin có folic axit và selenium. Tập thể dục đều đặn, nếu đi bộ chậm thì nên đi khoảng 2 tiếng mỗi ngày, đi bộ nhanh thì 1 tiếng mỗi ngày.

 

Nếu làm theo đúng các phương pháp trên có thể giảm được khoảng 10% nguy cơ tái phát.

 

Kiểm tra thường xuyên, sau 3 tháng nên kiểm tra máu một lần. Một năm sau phẫu thuật thì nên làm nội soi đại trực tràng, và một năm sau nên làm CT Scan.

 

* Ba cua toi bi ung thu truc trang va da duoc benh vien Cho Ray phau thuat cat bo khoi u va hen ngay 4.10.2010 len tai kham va vo hoa chat. Vay cho toi hoi benh cua ba toi sau khi vo hoa chat (tong cong 6 lan, moi lan cach nhau 1 thang) co khoi han hay khong? Va giua cach chua tri bang hoa chat va xa tri thi cach nao toi uu hon? (Khi phau thuat xong bac sĩ chi dinh la vo hoa chat). Xin cam on! (Le Minh Tuan, 31 tuổi, My Tho Tien Giang)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Ở câu hỏi này, bạn không cho tôi biết ba của bạn bị ung thư trực tràng ở giai đoạn nào, nên tôi đưa ra những hướng giải quyết như sau:

 

Nếu ba bạn bị ung thư trực tràng ở giai đoạn 1 thì chỉ cần phẫu thuật, không cần hóa trị.

 

Nếu ba bạn ở giai đoạn 2 hoặc 3, thì có hai lựa chọn điều trị nhu sau:

 

Làm phẫu thuật trước rồi sau đó hóa xạ trị kết hợp

 

Hóa trị trước, cho khối u nhỏ lại sau đó mới phẫu thuật rồi lại hóa trị bổ sung.

 

Nếu ba bạn ở giai đoạn 4, phương pháp điều trị sẽ là hóa trị và có thể kết hợp phẫu thuật hoặc xạ trị tùy vào từng trường hợp cụ thể.

 

Bạn có hỏi về phương pháp điều trị hóa chất hay xạ trị cách nào tối ưu hơn, nhưng thực tế thì xạ trị nhằm loại trừ tái phát tại chỗ, còn hóa trị là nhằm loại trừ nguy cơ di căn hay tái phát ở các phần bộ phận trong cơ thể.

 

* Xin hoi sau khi da giai phau thanh cong, ung thu co tai phat khong? Va co het benh vinh vien khong? Trong cuoc song can han che nhung dieu gi de ung thu dai truc trang khong tai phat nua? Sau khi giai phau co du doan duoc benh nhan song bao lau khong? (nguyen truc quynh, bui minh truc, tphcm, 25 tuoi)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Sống sót và tái phát lệ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, ở giai đoạn sớm cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 5 năm là 75 - 90%. Ở giai đoạn 2 cơ hội là 60%, và giai đoạn 3 là 30 - 45%. Ở giai đoạn 4, cơ hội là 5%. Ở giai đoạn 2 và 3, hóa trị sẽ giúp giảm tái phát.

 

* Ba tôi nay đã 68 tuổi, bị u trực tràng, đã phẫu thuật cắt u và nối hậu môn cách nay 15 ngày. Kể từ ngày phẫu thuật xong, ba tôi bị đi ngoài không kiểm soát được, sau khi ăn (ba tôi ăn được rất ít, mỗi bữa lưng chén cơm) là ba tôi phải đi ngoài ngay hoặc ngồi chơi khoảng 15 phút là phải đi ngoài, nếu nằm thì khoảng 1 - 2 tiếng thì mới có triệu chứng đi ngoài, đi tiểu tiện cũng thấy tức tức nơi bàng quang và phải cúi người xuống mới đi tiểu được.

 

Xin hỏi bác sĩ trường hợp của ba tôi có nguy hiểm không, đó có phải là những triệu chứng bình thường sau khi mổ u trực tràng không, nếu bình thường thì bao lâu sau triệu chứng đó sẽ hết. Vì ba tôi gầy ốm, ăn uống không được bao nhiêu mà phải bị đi ngoài thường xuyên (7-10 lần/ngày) nên rất ảnh hưởng đến sức khỏe của ông cụ, rất mong nhận được sự quan tâm hồi đáp của bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Thị Kim Lành, Tam Kỳ, Quảng Nam)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Triệu chứng của ba bạn là bình thường sau khi phẫu thuật ung thư đại trực tràng, và sẽ được cải thiện sau 2 năm.

 

* Ba tôi bị ung thư đại tràng (k đại tràng) theo kết luận tại BV Chợ Rẫy TP.HCM, đã mổ được 4 tháng, đang điều trị hóa trị (lần 4) tại BV Chợ Rẫy. Xin hỏi bác sĩ, sau khi điều trị hóa trị xong 5 lần thì khả năng tốt xảy ra là bao nhiêu phần trăm, trường hợp xấu thì sống được bao nhiêu năm? (Trần Hồng Nghiễm, 37 tuổi, Vũ Bảo, Quy Nhơn, Bình Định)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Tiên lượng của bệnh ung thu đại tràng không phụ thuộc vào hóa trị mà nó phụ thuộc vào những yếu tố sau: Giai đoạn của bệnh, tại thời điểm phẫu thuật khối u có bị vỡ hay không, kết quả giải phẫu bệnh. Có nghĩa là loại tế bào đó là loại gì. Còn việc điều trị hóa trị chỉ là để giúp giảm nguy cơ tái phát và tử vong.

 

* Tôi có cháu trai được 34 tháng tuổi, cách đây 3 tháng cháu đi đại tiện ra máu ở cuối phân, tôi đã đưa cháu đi hết bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, Nhi Đồng 2 thành phố, nhưng bác sỹ chuẩn đoán là cháu bị đi kiết, uống thuốc của bệnh viện cứ hết thuốc là lại bị lại, mặc dù ở bệnh viện có làm xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, siêu âm mà vẫn phát hiện ra nguyên nhân gì. Ngày 31/8 tôi cho lên Nhi Đồng 1 TP, bác sỹ làm lại hết xét nghiệm, vẫn không phát hiện, ngày hôm sau bác sỹ cho đi nội soi thì phát hiện cháu bị U máu đại tràng và bác sỹ đã mổ, bác sỹ nói u lành, nhưng khi tôi hỏi cháu còn quá nhỏ sao cháu lại bị bệnh này, và sau khi cắt u đi liệu có bị tái phát không thì bác sỹ nói cái này chưa biết, tôi rất lo lắng vậy chương trình làm ơn trả lời giúp tôi. (Bui Huu Tu, 38 tuổi, Kinh doanh, Bien Hoa Dong Nai)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Cháu trai 34 tháng tuổi có nghĩa là cháu đã gần 3 tuổi, nếu cháu đi đại tiện ra máu lâu ngày thì có thể là do dị dạng trong đại tràng, hoặc đại tràng bị vặn xoán lại (rối ruột). Còn nếu đã phát hiện có khối u trong đại tràng và đã cắt bỏ, kết quả cho thấy khối u lành thì khả năng tái phát là rất thấp nên bạn không cần quá lo lắng.

 

* Thưa bác sĩ, cách đây 10 năm tôi bị kiết lỵ nên dần ở hậu môn xuất hiện một bui to bằng hạt đậu. Gần đây tôi thường xuyên bị táo bón và khi đi cầu bị ra máu. Xin hỏi bác sĩ bệnh tôi như vậy có dẫn đến ưng thư đại trực tràng không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Xin cám ơn! (Le Thi Kha, 27 tuổi, Can bo van phong, Daknong)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Trường hợp của bạn có thể do những nguyên nhân sau: bệnh trĩ, rách da hậu môn, khối u hoặc bị nhiễm khuẩn. Cần nhất là bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.

 

* Chào bác sĩ, tôi thường hay bị khó chịu phần bụng bên trái, thỉnh thoảng lấy tay ấn thử thì có cảm giác rờ được đoạn ruột có cảm giác cứng, thỉnh thoảng bị đau quặn ruột, rờ cũng thấy ruột cộm rõ và khi đi ngoài thường là bị bón. Xin bác sĩ cho biết triệu chứng đó là gì? Nên dùng loại thuốc nào mỗi khi bị hiện tượng đó? Xin cảm ơn! (Lê Hoàng, 37 tuổi, Kế toán, Thị trấn Di Linh, Lâm Đồng)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Nếu đau ở phần bụng trái như bạn tả, thì có nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau này, chẳng hạn như bị viêm túi thừa, bị nhiễm khuẩn, bị các bệnh viêm nhiễm khối u hay ung thư. Tuy nhiên, từ những triệu chứng bạn tả, tôi nghĩ nhiều đến nguyên nhân đầu tiên là bị viêm túi thừa, viêm túi thừa thường do táo bón gây ra. Để điều trị cấp tính cho những cơn đau của viêm túi thừa thì bạn cần uống kháng sinh và thuốc giảm đau, nhưng về lâu dài bạn cần nên điều trị chứng táo bón của mình bằng cách uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất sơ như rau xanh, rau quả.

 

* Tôi hay bị đau bụng và hay đi cầu buổi sáng nhất là trước đêm đó tôi có uống bia. Trước đây tôi có khám BV ở Hà Nội được chẩn đoán xước thượng vỵ. Uống thuốc thời gian bớt nhưng nay đau lại và rất nặng. Rất mong các bác sĩ và báo Thanh Niên tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn ! (Võ Văn Mười, 35 tuổi, Công chức, Ngô Mây, TP Kon Tum)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Khi bạn bị đau bụng như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: từ dạ dày: bị loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm dạ dày. Ở tuyến tụy: có thể là viêm tuyến tụy hoặc ung thư. Còn ở gan, mật: có thể là bị sỏi mật, ung thư hoặc viêm nhiễm.

 

Tuy nhiên, bạn nên đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp.

 

* Xin bác sĩ cho biết những triệu chứng để nhận biết ung thư trực tràng? Táo bón có phải là nguy cơ dễ mắc bệnh không? (Dau Thi Vinh, 50 tuổi, TP.HCM)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Tôi đã trả lời ở phần trên, để nhận biết ung thư trực tràng, táo bón không phải là một trong các nguy cơ mắc bệnh mà chỉ là triệu chứng bệnh, ở đây anh nói là anh phải uống nhiều bia do công việc... Những triệu chứng này thường là của bệnh rối loạn tiêu hóa nhưng cũng không loại trừ viêm đại tràng hay ung thư, nên anh cần đi khám bác sĩ để loại trừ khả năng bị viêm đại tràng hay ung thư.

 

Nếu đúng anh bị rối loạn tiêu hóa thì cần tập thể dục thường xuyên, giảm áp lực công việc, uống ít bia, ăn ít thức ăn có nhiều dầu mỡ và tăng cường thức ăn giàu chất xơ.

 

* Tôi rất hay bị đau bụng, cứ trung bình 1 năm tôi lại phải đi cấp cứu 1 lần vì quá đau, còn việc đau vừa là chuyện bình thường. Tôi đã đi chụp siêu âm nhiều nơi nhưng hết thảy đều cho rằng bình thường, và chỉ là có khả năng bị đại tràng. Vì vậy tôi cần phải làm gì để biết được sức khoẻ của tôi nhất là vùng bụng của tôi có vấn đề gì không? Mong chương trình cho những chỉ dẫn cụ thể. Xin cám ơn! (Lan, 34 tuổi, Kế toán, Hồng Bàng, Hải Phòng)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Với những triệu chứng này, việc đầu tiên bạn cần làm là phải đi gặp bác sĩ vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau bụng. Nếu bác sĩ cũng không đưa ra được chẩn đoán gì thì bạn cần chụp CT - chụp cắt lớp vi tính vùng ổ bụng, vì siêu âm không chính xác bằng CT, đồng thời cũng nên nội soi dạ dày và đại tràng.

 

* Tôi muốn hỏi rằng mẹ tôi bị ung thư đại tràng đã mổ và điều trị hóa chất được 2 năm tại bệnh viện K Hà Nội. Sau khi mổ thì bác sĩ cho biết mẹ tôi bị ung thư ở giai đoạn T2. Xin tư vấn cho biết có loại thuốc nào hiện giờ có thể hỗ trợ để bệnh nhân như mẹ tôi có thể kéo dài thời gian sống thêm không? Còn không thì thời gian tuổi thọ trung bình của những người mắc bệnh như mẹ tôi có thể kéo dài được bao nhiêu? Xin cảm ơn! (phạm đình phúc, đà nẵng, 31 tuổi)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Mẹ của bạn nên đi kiểm tra thường xuyên, xem xét chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Đi bộ nhanh 1 giờ mỗi ngày hay đi bộ chậm 2 giờ mỗi ngày cũng làm giảm cơ hội tái phát 10%. Mẹ bạn cũng nên uống những thuốc bổ có chứa vitamin D, cancium, folic acid and selenium.

 

* Xin bác sĩ Foo Kian Fong mô tả cụ thể về những dấu hiệu của ung thư trực tràng. Cách phòng tránh bệnh này và điều trị khi có các triệu chứng của ung thư trực tràng. Ung thư trực tràng và ung thư đại tràng có gì khác nhau? (Nam, 38 tuổi, Đà Nẵng)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Trực tràng là phần cuối của ruột già dẫn đến hậu môn. Khi ung thư xảy ra ở đó thì gọi là ung thư trực tràng, còn ở phần khác thì gọi là ung thư đại tràng. Ung thư trực tràng thường thể hiện ở việc chảy máu và thay đổi thói quen ruột. Thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy đau trong lúc đi cầu và được gọi là cảm giác buốt mót. Nhiều trường hợp bị sụt cân, chán ăn, đau bụng và vùng đáy chậu.

 

Sự điều trị bệnh tùy thuộc vào từng giai đoạn. Ở giai đoạn 1, phẫu thuật là đủ, ở giai đoạn 2 và 3 điều trị là phẫu thuật kèm với hóa trị và xạ trị. Cho trường hợp khối u to hay nằm gần hậu môn, hóa xạ trị sẽ được làm trước khi phẫu thuật. Cho giai đoạn 4 thì chỉ hóa trị.

 

* Khi có dấu hiệu bị ung thư trực tràng thì cần tiến hành những xét nghiệm gì? - Biện pháp điều trị? - Biện pháp phòng ngừa? Xin chân thành cảm ơn! (Trinh Xuan Dai, 30 tuổi, Thanh Hoa)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh ung thư trực tràng là nội soi đại tràng sigma hay nội soi đại tràng với làm sinh thiết. MRI vùng xương chậu, CT scan hay PET scan sẽ được đề nghị cho trường hợp ung thư di căn.

 

* Tôi bị ung thư đại tràng đã phẫu thuật và hóa trị xong được hơn 1 tháng. Hiện nay cả bàn tay, bàn chân đều tê và đau các khớp tay chân, tôi được biết hiện tượng này xảy ra sau khi hóa trị. Xin bác sĩ cho biết thời gian tê tay chân kéo dài khoảng bao lâu và có biện pháp nào khắc phục được tình trạng này không? (Nguyen Than Nam, 50 tuổi, Ngô Sỹ Liên, Đà Nẵng)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Tôi đoán rằng trong hóa trị có oxaliplatin. Nhức mỏi, đau và rung thường dần dần sẽ tự khỏi từ 6 tháng đến 2 năm tuy nhiên cũng có một số ít người sẽ bị rung vĩnh viễn nhưng tỷ lệ này không cao.

 

* Tôi đã cắt polyp đại tràng rồi, liệu polyp có tái phát lại không tôi xin cảm ơn! (Vu Ham Ha, 42 tuổi, Sơn La)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Polyp thường được cho rằng là tiền ung thư. Nó xảy ra do sự tương tác của việc thay đổi gien với môi trường. Nó sẽ tái phát, nếu như bạn có polyp thì bác sĩ sẽ sắp xếp cho bạn nội soi đại trực tràng thường xuyên giữa 1 đến 3 năm tùy thuộc vào polyp như thế nào.

 

* Mẹ tôi bị ung thư đại tràng. Đã mổ. Làm hậu môn nhân tạo. May mắn thay, mẹ tôi đã vượt qua căn bệnh được hơn 5 năm nay. Vẫn đi test 6 tháng 1 lần. Kết quả tạm ổn. Để phòng bệnh và tầm soát khi bệnh tái phát, xin bác sĩ những lời khuyên. Uống thêm thuốc Lục bảo vân chi. Sau này thuốc tìm mua không có. Đang uống Cao Linh chi. Liệu có nên tiếp tục uống hay dùng những thuốc hỗ trợ khác. Chân thành cảm ơn. (Minh Minh, 45 tuổi, Da Lat)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Tôi chúc mừng mẹ của bạn. 5 năm sau phẫu thuật, nguy cơ tái phát rất thấp chỉ khoảng 1% mỗi năm. Tuy nhiên mẹ bạn cần phải tiếp tục có chế độ dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau cải và tập thể dục thường xuyên. Bà ấy có thể uống cao linh chi mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói rằng cao linh chi có thể ngăn chặn ung thư.

 

* Chao bac si, toi xin bac si tu van cho truong hop cua me toi. Me toi vua phau thuat truc trang cach day 1 thang. Hien dang cho suc khoe binh on de vao hoa chat. Nhung khi vao hoa chat nhu the thi se gap nhung tac dung phu nhu the nao? Vi toi nghe noi hoa chat se lam anh huong den suc khoe nhung khong biet muc do anh huong nhu the nao?... Trong thoi gian vao hoa chat nen co che do sinh hoat ra sao de co suc khoe tot? (Tuyet Mai, 22 tuổi, Le Quang Dinh, P5, Binh Thanh, TP.HCM)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Thông thường, thuốc hóa trị sau phẫu thuật có chứa nhóm 5 Fluorouracil và oxiliplatin. Thuốc có chứa nhóm 5 Fluorouracil, phản ứng phụ chính là khô da, sạm da, khô mắt và miệng cũng như lở miệng và tiêu chảy.

 

Với Oxaliplatin, phản ứng phụ chính là cảm giác đau tay, chân khi trời lạnh. Bệnh nhân cũng bị khàn giọng, khó thở nếu uống nước lạnh. Vì vậy điều quan trọng là cần phải tránh thức ăn lạnh hay để cơ thể tiếp xúc với vật lạnh. Nếu không quá mệt mỏi, mẹ bạn có thể tập thể dục và làm việc nhà. Không có hạn chế trong chế độ dinh dưỡng trong quá trình hóa trị, ngoại trừ việc ăn thức ăn chưa được nấu chín.

 

* Theo em được biết bệnh ung thư đại trực tràng có tính di truyền. Vậy làm cách nào để bảo vệ thế hệ sau tránh bị căn bệnh này? Xin cám ơn. (Xuan Hai, 27 tuổi, CNV, Tan Binh TP.HCM)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Tỷ lệ ung thư đại trực tràng do di truyền và do gen chiềm khoảng 5%, là do hai loại đa polyp (FAP) và u tế bào tuyến (HNPCC). Trong đó, đa polyp (FAP) chiếm 90-100% chuyển thành ung thư, u tế bào tuyến (HNPCC) chiếm 70-80% chuyển thành ung thư. Để phát hiện có thể kiểm tra gen (nhưng chi phí tốn kém), hoặc kiểm tra nội soi đại trực tràng đều đặn.

 

* Ba tôi bị K trực tràng chỉ mới xuất hiện hạch nhỏ ở thanh mạc ruột đã mổ và hóa, xạ trị liệu ở BV Ung bướu TP.HCM thì khả năng di căn có cao lắm không, kéo dài sự sống được bao lâu vậy? Có cần uống thêm thực phẩm chức năng hay thuốc gì khác để hạn chế tái phát không? Chân thành cảm ơn! (Ngọc Minh, 32 tuổi, Nhân viên, TP.HCM)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Trường hợp như của ba bạn khả năng tái phát hầu hết ở 1-3 năm đầu, sau 5 năm tỉ lệ tái phát là 1% mỗi năm. Trong 5 năm đầu nên kiểm tra đều đặn từ 3 tháng một lần cho từ 1-3 năm đầu, từ năm thứ 4-5 kiểm tra 6 tháng 1 lần. Các xét nghiệm cần làm là xét nghiệm máu (CEA) mỗi 3 tháng, nội soi đại trực tràng ở năm đầu tiên, nếu kết quả bình thường thì cứ sau 3 năm bạn nên đi nội soi một lần. Một số ít bệnh nhân thì cần phải làm CT Scan mỗi năm.

 

* Bố tôi bị bệnh u trực trang hiện đã mổ xong và đang điều trị tại nhà. Trước khi xuất viện các bác sĩ đã nói sau 1 tháng phải xuống viện điều trị bằng hóa chất. Theo kết luận ông bị u trực tràng lành tính. Xin hỏi có nhất thiết phải điều trị bằng hóa chất không vì cháu cũng biết điều trị bằng hóa chất rất hại tới người bệnh. Xin cảm ơn các bác sĩ? (Vũ Văn Mạnh, 27 tuổi, Sinh viên, Vĩnh Phúc)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Bạn cần hỏi bác sĩ điều trị xem lại khối u của bố bạn có phải là lành tính hay không, nếu đúng là khối u lành tính thì không cần hóa trị. Chỉ có một loại u màng đệm trong hệ tiêu hóa tên là GIST - độ ác tính thấp thì cần hóa trị, đó là một loại thuốc đặc biệt tên là GLIVEC.

 

* Bản thân tôi bị viêm hang vị, tái đi tái lại nhiều lần, đã nội soi một lần, khi đi ngủ luôn có cảm giác bị tức rất khó ngủ. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có khả năng bị ung thư đại trực tràng hay không? Khi ăn uống có kiêng gì không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Phan Minh Đông, 44 tuổi, Công nhân, Đà Nẵng)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Bệnh viêm hang vị không liên quan đến ung thư đại trực tràng. Bị viêm hang vị hay đau dạ dày, bạn cần kiêng thức ăn nhiều chất dầu mỡ, không nên hút thuốc, uống rượu và phải hoàn tất việc điều trị bằng kháng sinh thường kéo dài từ 4-6 tuần.

 

* Tôi 60 tuổi, hiện nay tôi vừa mới phẫu thuật ung thư đại tràng đã hóa trị và xạ trị, tôi muốn hỏi liệu tôi có thể quan hệ tình dục và người quan hệ với tôi có bị lây ung thư hay không? (Trần Văn Nam, 60 tuổi, Hưu trí, Tân Phú, TP.HCM)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Hoạt động tình dục không làm lây lan bệnh ung thư. Ít hơn 5% nam giới sau khi điều trị ung thư đại tràng sẽ bị bất lực, có thể cải thiện việc này bằng cách uống thuốc viagra, levitra, cialis.

 

90% có thể hoạt động tình dục nhưng không thể có tinh trùng khi phóng tinh, sau khi xạ trị ung thư đại tràng. Tình trạng này sẽ được cải thiện trong thời gian từ 1 đến 2 năm.

 

* Thưa bác sĩ, hơn 1 năm nay tôi đi cầu thấy ra máu và phân thì có chất nhầy. Đi khám và nội soi bác sĩ chẩn bệnh trĩ độ 2, cho thuốc uống thấy hết một thời gian ngắn. Bây giờ bị lại. Bác sĩ cho biết như vậy có phải là bị ung thư trực tràng không? Dạo này tôi bắt đầu có cảm giác đau ở phía hậu môn. Bác sĩ cho cách điều trị. (Bui Duc Cuong, 35 tuổi, Chuyen vien, Phu Xuan, Nha Be, TP.HCM)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Bệnh trĩ và ung thư trực tràng có nhiều điểm giống nhau, nhưng bạn đã làm nội soi và kết quả âm tính với ung thư thì đó đúng là bệnh trĩ, nhưng nếu uống thuốc vẫn không thấy đỡ thì bạn nên cân nhắc đến việc phẫu thuật cắt búi trĩ hoặc treo búi trĩ. Một điểm khác nữa giữa trĩ và ung thư là nếu bị ung thư sẽ bị sụt cân rất nhiều và nhanh trong một thời gian ngắn.

 

* Má của người bạn tôi đi khám tổng quát ở bệnh viện 2 lần thì làm xét nghiệm máu đều có kết quả là hồng cầu giảm. Bác sỉ chỉ định là nội soi bao tử và trực tràng. Khi nội soi bao tử thì ok. Nội soi trực tràng thì thấy ruột giống như là búi trĩ hay sao đó thì bị chảy máu, bác sĩ may lại và chỉ định sau này phải nội soi trực tràng Vậy có nguy cơ ung thư đại trực tràng không? (Le Linh, 38 tuổi, NVVP, Dong Thap)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Mẹ của bạn bạn bị thiếu máu do hồng cầu giảm thì có nhiều nguyên nhân gây ra, chứ nhất thiết không phải là do đau dạ dày hay trực tràng. Thực tế, nguy cơ nội soi trực tràng bị chảy máu thì thấp hơn 1% và nếu sau này không làm được nội soi trực tràng thì bạn có thể chụp CT cắt lớp đại trực tràng (CT- Colonography).

 

* Mẹ em năm nay 68 tuổi. Mẹ bị ung thư trực tràng đã mổ cắt bỏ và xạ trị được 1 năm. Hiện đang phải dùng hậu môn nhân tạo. Em xin được bác sĩ chỉ dẫn cách chăm sóc và phương hướng điều dưỡng tiếp theo? Em xin cảm ơn! (Bùi Thị Thu Hiền, 30 tuổi, Kế toán, Hà Nội)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Mẹ bạn đã phẫu thuật và xạ trị được khoảng 1 năm, chỉ cần 3 tháng đi kiểm tra lại 1 lần để theo dõi tình trạng bệnh gồm xét nghiệm máu, sau một năm đi nội soi lại nếu kết quả bình thường thì cách 3 năm làm lại 1 lần và hằng năm chụp CT cắt lớp.

 

* Bố tôi 70 tuổi, thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, không tiêu, nhiều khi chỉ ăn cháo trắng, đã cắt polyp đại tràng. Vậy bố tôi bị bệnh gì, có liên quan tới đại trực tràng hay không? Muốn kiểm tra xác định bệnh thì có thể tới đâu và vào thời gian nào? Xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Hồng Thanh, 44 tuổi, Nguyên Hồng, Hải Phòng)

 

- Bác sĩ Foo Kian Fong: Bệnh của bố anh liên quan nhiều đến vấn đề dạ dày, gan, tụy hay túi mật hơn. Tốt nhất anh nên đưa bố anh đi khám tại bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt.

 

Theo TN Online
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI