Hỏi và đáp
Tội phạm môi trường ngày càng phức tạp
(17:07:33 PM 29/11/2011)Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, Đại tá Phan Hữu Vinh, Cục phó Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) Bộ Công an đã có cuộc trao đổi với PV Báo SGGP về thực trạng và những biện pháp đấu tranh với tội phạm môi trường hiện nay. Đại tá Phan Hữu Vinh cho biết:
Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường những năm qua diễn ra khá phức tạp và xuất hiện ở nhiều khu vực, nhiều địa bàn kinh tế - xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Trong đó, nổi lên một số lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân như vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nước thải, chất thải công nghiệp; nhập khẩu phế thải, phế liệu; hoạt động mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt động vật hoang dã, quý hiếm; xâm hại tài nguyên, khoáng sản; quản lý, xử lý rác thải y tế, bệnh phẩm và nước thải tại các bệnh viện…
* PV: Vấn đề nổi cộm về vi phạm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp hiện nay là gì, thưa ông?
* Đại tá PHAN HỮU VINH: Đó là chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp ngày càng lớn về số lượng, đa dạng về tính chất độc hại. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom, phân loại và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường rất thấp. Việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải, chất thải nguy hại mới chỉ đạt tỷ lệ khoảng 20% tổng lượng chất thải công nghiệp.
* Hành vi vi phạm nào ở lĩnh vực này được cho là phổ biến nhất thời gian qua?
* Hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất mặc dù đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng hoạt động không đều, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đã xả ra môi trường. Do chi phí cho hoạt động xử lý nước thải cao, nên các doanh nghiệp (DN) thường bỏ qua các công đoạn, tìm cách lắp đặt thêm đường ống ngầm, máy bơm để xả thải ra môi trường. Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xử lý nước thải của các DN rất tinh vi. Cụ thể như xả nước thải vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ; vận hành không đúng quy trình xử lý; xây dựng 2 hệ thống xử lý để đối phó việc kiểm tra của các cơ quan chức năng; một số DN vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại chôn lấp chất thải nguy hại tại khuôn viên DN mình, hoặc đưa đi đổ ở bìa rừng, đồng ruộng, ao hồ…
* Hiện mới chỉ có 20% bệnh viện, cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Hầu hết rác thải chưa được quản lý và xử lý chặt chẽ theo quy chế xử lý chất thải y tế. Nhiều loại rác thải y tế nguy hại như vỏ chai, dây truyền dịch, bơm kim tiêm, găng tay cao su… vẫn lén lút bán cho các cơ sở phế liệu. Nhiều bệnh phẩm, nước thải y tế chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt được đổ bừa bãi vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, không khí và đất, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.
* Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong đó nổi lên là tình trạng nhiều địa phương ồ ạt cấp phép đầu tư, thiếu chọn lọc và bỏ qua nhiều công đoạn thẩm định dự án, đánh giá tác động môi trường; không bắt buộc các DN xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường. Mặt khác, công tác quy hoạch tại các địa phương còn nhiều bất cập, nhiều loại dịch vụ ăn theo mọc tràn lan xung quanh các khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa cao, cũng góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp.
* Vậy giải pháp nào được C49B đặt ra trong thời gian tới, thưa ông?
* Trọng tâm các giải pháp được C49B đặt ra là công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn và các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường đến người dân và các DN tự giác chấp hành các quy định pháp luật về môi trường. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên tất cả các lĩnh vực.
Cơ quan chức năng vừa phát hiện Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Kim Thư Bình (tỉnh Đồng Nai) lợi dụng quy trình kiểm hóa 5% tổng số lượng hàng hóa nhập khẩu, đã mở cùng lúc 2 hồ sơ nhập khẩu thép và phế liệu nhựa tại Cảng Sài Gòn KV1. Tổng cộng đã có 5 container trọng lượng 140 tấn nhựa phế liệu được nhập về qua thủ đoạn này bị phát hiện và bước đầu xác định số hàng hóa trên không nằm trong danh mục nhập khẩu. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố điều tra hình sự để đưa ra xét xử trong thời gian tới. (Nguồn C49B) |
Cảnh sát phòng, chống môi trường tròn 5 tuổi
Nhân dịp này có 11 cán bộ, chiến sĩ C49B được nhận bằng khen của Bộ Công an và kỷ niệm chương của Bộ Tài nguyên và Môi trường vì đã có thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành tài nguyên và môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.