Thứ bảy, 18/01/2025, 23:17:54 PM (GMT+7)

Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?

(17:53:20 PM 01/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m3 dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam.

Câu hỏi 12: Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?

 

Nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn- Ảnh: TL

 

Đáp: Nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được bắt đầu triển khai ở miền võng Hà Nội và trũng An Châu từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Ở thềm lục địa phía nam, công việc này được các công ty nước ngoài như Mobil, Pecten,... tiến hành từ những năm 1970. Năm 1975, mỏ khí Tiền Hải “C” (Thái Bình) được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 1981. Dựa trên kết quả nghiên cứu địa chất-địa vật lý đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Đó là bồn trũng sông Hồng, bồn trũng Phú Khánh, bồn  Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Mã Lai - Thổ Chu, bồn Tư Chính - Vũng Mây và nhóm bồn Trường Sa - Hoàng Sa. Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam, nơi có độ sâu 50 - 200 m nước và trong tầng cấu trúc địa chất sâu trên 1.000 m đến trên 5.000 m. Một số mỏ ở bồn trũng Cửu Long (được xem là bồn có chất lượng tốt nhất) như Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng ở bồn trũng Nam Côn Sơn là những mỏ có chứa dầu cả ở đá móng. Mỏ Bạch Hổ cũng được xem là trường hợp ngoại lệ chứa dầu trong đá móng (chứa khoảng 80% dầu di chuyển từ nơi khác đến trong hệ thống khe nứt đá móng).

 

Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m3 dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam. Trong 5 năm (2006 - 2010) có 12 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 333 triệu tấn quy dầu, riêng năm 2010 có 7 phát hiện dầu khí mới, gia tăng trữ lượng đạt 43 triệu tấn quy dầu. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía nam: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3 (Bunga Kekwa). Sản lượng dầu thô khai thác ở nước ta tăng hàng năm 30% và ngành dầu khí nước ta đã đạt mốc khai thác tấn dầu thô thứ 1 triệu vào năm 1988, thứ 100 triệu tấn vào ngày 13/2/2001. Ngày 22/10/2010 đã khai thác tấn dầu thô thứ 260 triệu.

 

Năm 1997 khai thác/thu gom đạt 1 tỉ m3 khí đầu tiên, năm 2003 khai thác/thu gom m3 khí thứ 10 tỷ và đến năm 2010 sản lượng khí khai thác/thu gom cộng dồn đạt 64 tỉ m3. Năm 1994, sản lượng khai thác đạt 7 triệu tấn dầu thô và giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD; năm 2001, sản lượng khai thác đạt 17 triệu tấn dầu thô, đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ USD; thu gom và đưa vào bờ 1,72 tỉ m3 khí đồng hành, cung ứng cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa và nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Tổng sản lượng khai thác năm 2003 đạt 17,6 triệu tấn dầu và hơn 3 tỷ m3 khí, năm 2009 đạt 16,3 triệu tấn dầu, 6 tỷ m3 khí, đóng góp GDP xuất khẩu trên 7 tỷ USD. Năm 2010, đưa 3 mỏ dầu khí mới vào khai thác. Tổng sản lượng khai thác quy dầu năm 2010 là 24,34 triệu tấn, khai thác dầu thô đạt 15 triệu tấn, khai thác khí đạt 9,40 tỷ m3. Mức tăng trưởng như vậy đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.

 

Cùng với việc khai thác dầu, hàng năm phải đốt bỏ gần 1 tỉ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tuabin khí có công suất 300 mW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đã cho xây dựng một Nhà máy điện khí Bà Rịa và đưa vào hoạt động năm 1996. Nhà máy lọc dầu đầu tiên cũng đã được khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động ở Dung Quất (Quảng Ngãi). Phương hướng cơ bản sắp tới là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa và vươn ra xa, đi xuống sâu hơn; xác định các cấu trúc có triển vọng và xác minh trữ lượng công nghiệp có khả năng khai thác; tiếp tục đưa các mỏ mới vào khai thác. Trong giai đoạn 2011 - 2015 phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí từ 130 - 140 triệu tấn dầu quy đổi.

 

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ  lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

 

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

TIN MÔI TRƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI