Chủ nhật, 19/01/2025, 08:26:14 AM (GMT+7)

Tại sao chính trị gia Nhật thích ôm cá mừng chiến thắng? Tin ảnh

(16:40:20 PM 24/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Các chính trị gia hoặc võ sĩ sumo ở Nhật Bản thường cầm một con cá tai (cá vền biển) lớn để ăn mừng chiến thắng vì tên của loài cá này phát âm giống với từ “vui vẻ”, “tốt lành”.

Chính trị gia Shinjiro Koizumi cầm cá mừng chiến thắng của đảng Dân chủ Tự do.

 

Hôm chủ nhật vừa rồi, chính trị gia Shinjiro Koizumi, con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, cầm một con cá lớn sau khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện. Loài cá đó có tên là “tai”, được phát âm gần giống với các từ mang ý nghĩa tốt lành trong tiếng Nhật. Vì vậy, người Nhật quan niệm nâng cá tai trong tay ngụ ý với việc ăn mừng chiến thắng.

 

Không chỉ các chính trị gia mới dùng cá tai để ăn mừng, mà các đô vật sumo cũng làm điều tương tự. “Con cá càng lớn càng thể hiện sự khó khăn mà đô vật đã vượt qua. Trong khi các đô vật cầm con cá bằng một cánh tay lực lưỡng thì chính trị gia phải dùng cả 2 tay”, ông Neary phát biểu.

 

Người Nhật thường ăn cá tai trong đám cưới, sau khi sinh con hay Năm mới để cầu may. Tuy nhiên, tai không phải là thực phẩm truyền thống duy nhất được ưa chuộng nhờ cái tên của nó. Những thực phẩm khác cũng được người Nhật yêu thích như dai-dai, một giống cam có tên phát âm giống với từ “cha truyền con nối” trong tiếng Nhật và mame, một giống đậu có âm giống với từ “khỏe mạnh” và “tốt lành”.

 

Toru Hashimoto, Thống đốc Osaka, cầm cá ăn mừng sau khi chiến thắng trong chiến dịch tranh cử năm 2008.

 

Người Nhật thích ăn cá tai, nhưng không phải hoàn toàn do cái tên mà một phần vì đây là loài cá có chất lượng hảo hạng. Giáo sư Tomoya Akimichi, một nhà nhân chủng học về sinh vật biển ở Viện Nghiên cứu Con người và Tự nhiên Nhật Bản, nói rằng tai từ lâu được xem là vua của loài cá ở Nhật Bản và được ăn ít nhất 5.000 năm qua. Loài cá này là cũng lễ vật dâng lên vua chúa hàng năm.

 

“Tai được bắt ở biển nội địa Nhật Bản và sau đó được chuyển tới các chợ cá ở Osaka. Tại đây, loài cá này nổi tiếng đến mức một khu chợ đặc biệt được mở từ năm 1831 để buôn bán cá tai sống”.

 

Bên cạnh cầm cá, một cách truyền thống khác được các chính trị gia Nhật Bản sử dụng để ăn mừng chiến thắng là vẽ một mắt trên một con búp bê daruma. Daruma là những con búp bê không được vẽ mắt. Khi cầu mong chiến thắng một cuộc bầu cử, các ứng cử viên sẽ vẽ một mắt lên mặt búp bê. Khi điều ước thành hiện thực, người dự thi sẽ vẽ nốt mắt còn lại. Đây là việc làm mà cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi từng thực hiện trước khi được bầu vào Thượng viện Nhật Bản năm 2004.

 

Cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi (trái) vẽ mắt lên búp bê daruma năm 2004.

 

Ngoài ra, một cách ăn mừng chiến thắng nữa ở Nhật là dùng búa gỗ để mở một một thùng rượu sake. Rượu sake sau đó được dùng để nâng cốc chúc mừng hoặc được uống kèm khi ăn cá tai.

Bình An (Theo Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tại sao chính trị gia Nhật thích ôm cá mừng chiến thắng?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI