Thứ năm, 21/11/2024, 19:14:08 PM (GMT+7)

Tác hại của “Rác thải công nghệ cao” là gi?

(13:41:07 PM 18/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Các thiết bị công nghệ cao đem lại cho chúng ta những tiện ích tuyệt vời song nó lại là một trong những nguyên nhân làm nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường.

Hỏi: Xin TMT cho biết: “Rác thải công nghệ cao” có những tác hại gì? (Minh Tuấn- KP 5, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM)

 

Thiết bị công nghệ cao đem lại cho chúng ta những tiện ích tuyệt vời song nó lại là một trong những nguyên nhân làm nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường.



Đáp: Các thiết bị công nghệ cao đem lại cho chúng ta những tiện ích tuyệt vời song nó lại là một trong những nguyên nhân làm nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường.
Sỡ dĩ như vậy vì trong chúng có chứa nhiều hợp chất kim loại nặng như asen, beryllium (hợp kim nhôm), cadmium, chì, thủy ngân hay các hợp chất phthalates, polyvinyl clorua, hợp chất brom chống cháy và các khoáng sản hiếm.

 

Những hợp chất này chỉ với hàm lượng rất nhỏ cũng có thể gây tử vong ở người và các động vật, cụ thể như sau:


Khoáng sản hiếm:


Europium, prometium, thulium, yttrium… đây là những nguyên tố đất hiếm, khó khai thác, và vô cùng cần thiết.  Chúng hiện diện trong smartphone, nam châm, HDTV và cả những công nghệ “xanh” như turbin năng lượng gió, xe điện và các bóng đèn compact.  Trong thành phần hóa học của đất hiếm còn có chứa các nguyên tố có tính phóng xạ như Thorium (Th) hoặc Urani (U) trong đó thorium là chất gây ung thư phổi và tuyến tụy và bệnh bạch cầu, uranium với liều lượng cao có thể làm tế bào thận chết, suy giảm chức năng của các cơ quan như xương, gan, tủy, phổi, cơ, gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe.


Hợp chất brôm chống cháy


Brôm chống cháy (BFR) vốn là một hợp chất phức tạp được thêm sử dụng trong các thiết bị điện tử (và với các đồng vật khác, như đồ nội thất chẳng hạn) để giảm tối đa khả năng bắt lửa. Rất nhiều trong số các chất này, trong đó có chất ê-te phenyl poly-brôm (PBDE), là chất vĩnh cửu, và một khi đã lọt vào cơ thể người, chúng sẽ nằm đó và tích tụ dần dần.


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất PBDE này có ảnh hưởng tới sự phát triển của não, gây ra dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến hệ hormon của cơ thể người và gây ung thư.


Polyvinyl Clorua


Thường được biết đến với cái tên viết tắt PVC, polyvinyl clorua là loại nhựa tổng hợp ứng dụng trong hầu hết mọi thứ. PCV chính là lớp nhựa phủ ngoài các loại thiết bị, cáp, hoặc adaptor sạc pin. Chúng làm nên lớp vỏ của chiếc điều khiển từ xa của HDTV, là các loại ống nước trong nhà bạn, và hiện diện trong cả quần áo. gây ra mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có mối liên hệ với nhiều loại ung thư. Tệ hơn nữa, PVC là thứ không thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên và công đoạn tái chế đòi hỏi công nghệ rất cao. Loại vật liệu này khi bị đốt cháy sẽ sản sinh chất dioxin gây ung thư.


Phthalate


Đây là loại hợp kim bền và nhẹ, dẫn điện tốt gấp 6 lần so với đồng thông thường, tuy nhiên nó lại là hợp chất vô cùng nguy hiểm. Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình Xanh mang tên Toxic Tech - Chemicals in Electronics (tạm dịch: Những thứ độc hại trong công nghệ - Chất hóa học trong sản phẩm điện tử) thì “beryllium có ảnh hưởng sâu và dai dẳng đến con người, chủ yếu là các vấn đề về phổi”. Những người mắc các chứng bệnh có liên quan đến berrylium thường có các triệu chứng như hơi thở ngắn, mệt mỏi, đau vùng ngực và khớp, mất cảm giác thèm ăn và có các vết sẹo ở phổi. Loại bệnh ngộ độc beryllium mãn tính này hiện không có cách chữa trị. Bên cạnh đó, Tổ chức quốc tế nghiên cứu về Ung thư (The International Agency for Research on Cancer) đã liệt berylium và các hợp chất chứa beryllium vào Nhóm 1 các chất gây ung thư - túc nhóm có khả năng gây ung thư cao nhất.


Kim loại nặng


Thủy ngân (Hg)


Thủy ngân là chất làm giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ và lượng khí thải nhà kính, chính vì vậy mà đây là một trong những chất được sử dụng bên trong các bóng đèn huỳnh quang compact-biểu tượng của công nghệ xanh. nhưng nó lại là chất rất độc khi xâm nhập vào cơ thể người và sinh vật với nồng độ vượt quá giới hạn. Việc ngộ độc thủy ngân sẽ gây hại đến hệ thần kinh trung ương, thận và hệ tiêu hóa.


Chì (Pb)


Các nhà sản xuất thiết bị điện tử dùng chì làm nguyên liệu hàn trong các mạch điện. Chì cũng là nguyên liệu chính và tiêu chuẩn sử dụng trong đèn hình của các loại TV CRT. 


Nếu chì chẳng may lọt vào cơ thể, nó có thể tàn phá hệ thần kinh, thận và cơ quan sinh sản và đặc biệt là vô cùng nguy hại đến trẻ em. Trong một nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ vào năm 2004 về các thiết bị điện tử, cho thấy rằng nếu có vụ rò rỉ chì tập trung từ các thiết bị điện tử đang được sử dụng, đó sẽ là một thảm họa thực sự đối với môi trường và con người.


 Asen (As)


Ngay cả khi cơ thể thu nhận một lượng rất nhỏ asen - một tiền chất kim loại - thì loại chất này cũng sẽ tồn tại lâu dài trong cơ thể và tích lũy theo thời gian. Asen trong cơ thể sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ảnh hưởng xấu đến thận. Chất này cũng liên quan đến chứng ung thư phổi, da và bàng quang.


Chỉ vài năm trước đây, asen là một thành phần quan trọng trong việc chế tạo mạch điện - điện tử: Nhà sản xuất kết hợp asen với silicon để tăng khả năng dẫn điện. Tất nhiên, asen có thể gây nguy hại đến người dùng thiết bị, và gây nhiều nguy cơ lớn với những người tham gia vào quy trình sản xuất mạch điện. Hiện tại, asen đã không còn được sử dụng trong sản xuất các thiết bị điện - điện tử, tuy nhiên, tàn dư của nó có thể vẫn còn trong các thiết bị cũ.


Cadmium (Cd)


Loại chất này được sử dụng để sản xuất các loại phin sạc AAA nickel-cadmium. Và khi những viên pin này hư hỏng, người ta sẽ bỏ nó đi, tạo ra một mối nguy lớn về chất độc hóa học trong môi trường. Có khả năng chống ăn mòn và dẫn điện tốt, cadmium còn được ứng dụng như một trong những thành phần chính để sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời cadmium-telluride - mang lại giá thành sản xuất rẻ hơn so với tấm silicon tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất còn sử dụng chất này trong các loại mạ điện, các tiếp xúc điện, công tắc và vật liệu cách nhiệt.


Lượng “rác thải công nghệ” ngày càng gia tăng, với những tác hại mà chúng gây ra thì cần có những biện pháp sử dụng, thu gom và tái chế phù hợp, tránh tình trạng thải bỏ bừa bãi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

DƯƠNG THI OANH (Thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tác hại của “Rác thải công nghệ cao” là gi?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI