Hỏi và đáp
Sừng tê giác chữa được bách bệnh?
(09:03:33 AM 15/04/2013)Tê giác lớn một sừng (Rhinoceros unicornis), tại Vườn quốc gia Chitwan, Nepal.
Sừng tê giác được coi là một vị thuốc thần diệu của y học cổ truyền Trung Quốc. Hàng ngàn năm, y học cổ truyền Trung Quốc dùng sừng tê để chữa một số lớn các bệnh có phổ rộng bất thường từ sôi bụng đến ung thư, thậm chí cả bệnh do ma quỷ ám.
Do ảnh hưởng của Trung Quốc, người Việt Nam cũng cho là như vậy. Khi các đất nước này còn nghèo, không ai nghĩ đến sừng tê giác, nhưng kinh tế phát triển, xuất hiện nhiều người giàu có, thị trường tiêu thụ sừng tê giác bỗng hồi sinh.
Theo sách kinh điển của Y học Trung Hoa là “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, được dịch vào năm 1931 ghi lại 1597 dược liệu thì sừng tê giác đã được coi là chữa bách bệnh. Trớ trêu thay, có vẻ như tác dụng thần hiệu của sừng tê giác không đề cập một câu nào đến một căn bệnh là mục tiêu chính làm các “đại gia” tìm đến nó là chữa các bệnh giảm ham muốn tình dục.
Mặc dù Trung Quốc là một nước đã ký kết Công ước thế giới về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) và cấm kinh doanh sừng tê giác năm 1993, nhưng điều tra mức độ săn trộm tê giác hiện tại cho thấy rằng ở nước này việc sử dụng sừng tê giác không suy giảm.
Vậy sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh như người ta vẫn đồn đoán?
Đưa sừng tê giác vào phòng thí nghiệm
Trong một nỗ lực để bác bỏ những tính chất chữa bệnh thần kỳ gán ghép cho sừng tê giác, các khà khoa học đã đưa sừng tê giác vào phòng thí nghiệm y học.
Việc thử nghiệm tác dụng trị liệu của sừng tê giác đã được thực hiện vào năm 1983 do các nhà nghiên cứu tại Hãng dược phẩm hàng đầu Hoffmann-LaRoche, và sau đó 25 năm là một nghiên cứu của Hội Động vật học London. Cả hai nghiên cứu đi đến kết luận tương tự: sừng tê giác không chứa các hoạt chất đặc biệt nào có khả năng trị bệnh.
Ngoài ra, một công trình nghiên cứu khác nữa do các nhà khoa học Trường ĐH Trung Quốc ở Hong Kong vào năm 1990. Mặc dù các nhà khoa học ở đây cố gắng chứng minh “một cái gì đó sâu sắc” của Y học cổ truyền Trung Hoa nhưng vẫn không thể tìm ra một bằng chứng hỗ trợ nào cho tính chữa bệnh của sừng tê giác.
Năm 1983, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) công bố kết quả của nghiên cứu dược lý mà các nhà khoa học đã tiến hành tại Phòng thí nghiệm của Công ty dược phẩm Hoffmann-LaRoche trên Tạp chí The Environmentalist.
Nghiên cứu "không tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh dù dễ nhất như hạ sốt”. "Sừng tê giác về bản chất hoá học giống như chiếc móng tay, được làm bằng tóc kết bó lại với nhau mà thôi". Đó là kết luận của nghiên cứu khoa học.
Các thử nghiệm khẳng định rằng “không có khả năng hạ sốt, không có khả năng chống viêm, không có khả năng giảm đau, không có khả năng chống co thắt, không có khả năng làm lợi tiểu” mà cũng “chẳng có tác dụng diệt vi khuẩn gây mưng mủ và vi khuẩn đường ruột” .
Tiến sĩ Arne Schiotz của WWFkết luận: "Điều này chứng tỏ rằng sừng tê giác là không mang lại lợi ích cho bất cứ ai, trừ người chủ ban đầu của nó mà thôi”.
Tất cả chỉ là huyền thoại
Phân tích khoa học đã khẳng định rằng coi sừng tê giác là một thần dược chỉ là huyền thoại, nhưng huyền thoại ấy vẫn tồn tại ở hàng triệu người. Vì sao vậy ?
Đơn giản là vì người tiêu dùng sừng tê giác không truy cập vào thông tin chính xác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.