Hỏi và đáp
Sử dụng máy lạnh nhiệt độ nào là hợp lý ?
(17:14:34 PM 22/11/2011)
Với những văn phòng làm việc đông người hoặc vận động thường xuyên sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn, do đó cần máy có công suất tương ứng. Phòng khách hoặc phòng ngủ nên chọn loại nhỏ, vừa không lãng phí điện năng tiêu thụ vừa an toàn cho sức khỏe.
Thông thường vào những ngày nắng nóng, không khí oi bức, mọi người thường có xu hướng mở máy ở nhiệt độ khoảng 16OC – 18OC. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với môi trường bên ngoài vì khi đó cơ thể sẽ không kịp điều chỉnh hai nền nhiệt độ khác nhau.
Nên điều chỉnh ở nhiệt độ trên 20OC, thấp hơn môi trường ngoài khoảng 10OC là hợp lý. Đặc biệt, với phòng có trẻ nhỏ, càng phải rút ngắn sự chênh lệch này để không ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của trẻ.
Tránh tiếp xúc ngay với môi trường máy lạnh khi cơ thể đang đổ nhiều mồ hôi do vận động, chúng có thể gây cảm giác ớn lạnh. Với nhiều người thể trạng yếu có thể bị sốt nhẹ, khô môi và khô cổ họng. Nên ngồi nơi thoáng mát hoặc dùng quạt cho ráo bớt mồ hôi để cơ thể giảm nhiệt trước.
Luôn quét dọn và giữ vệ sinh văn phòng, đặc biệt phải giảm thiểu các dụng cụ trong phòng để ngăn ngừa các loại vi trùng, bụi bẩn. Không nên để các vật phát nhiệt, bếp ga, bóng đèn... quá gần máy lạnh vì sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
Ý kiến bạn đọc về: Sử dụng máy lạnh nhiệt độ nào là hợp lý ?
-
Họ và tên (11:05:09 AM 23/11/2011)Tiêu đề
cám ơn TMT đã cung cấp những kiến thức rất bổ ích
-
Họ và tên (11:09:26 AM 23/11/2011)Tiêu đề
tôi cũng là nhân viên văn phòng, rất thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh, nhờ tmt mà tôi đã biết cách sử dụng máy lạnh hợp lý hơn, rất cám ơn tmt
-
Họ và tên (11:18:02 AM 23/11/2011)Tiêu đề
Cháu nhà tôi được 6 tháng tuổi, thường xuyên ở máy lạnh, cháu rất hay bị bệnh vặt, nhờ đọc thông tin này mà tôi biết cách sử dụng sao cho tốt hiệu quả, chân thành cảm ơn tmt
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
-
Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
-
Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
-
Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
-
Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
-
Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
-
Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
-
Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
-
Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)