Thứ bảy, 18/01/2025, 13:12:24 PM (GMT+7)

Những thách thức và hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam?

(13:07:16 PM 31/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Bên cạnh những thành tựu, thời gian qua phát triển kinh biển và bảo tồn tính bền vững của biển ở nước ta còn gặp không thách thức, hạn chế

Câu hỏi 89: Những  thách  thức và hạn  chế  trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam?

Những[-][-]thách[-][-]thức[-]và[-]hạn[-][-]chế[-][-]trong[-]phát[-]triển[-]kinh[-]tế[-]biển[-]của[-]Việt[-]Nam?

Ảnh tư liệu

 

Đáp: Bên cạnh những  thành  tựu,  thời gian qua phát  triển kinh biển và bảo tồn tính bền vững của biển ở nước ta còn gặp không thách thức, hạn chế:

 

Một  là, nhận  thức về vai  trò, vị  trí của biển và kinh  tế biển  của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân còn chưa đầy đủ; quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; chưa chuẩn bị điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm trọng điểm.

 

Hai là, cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ nên hiệu quả sử dụng  thấp như  các  cảng biển,...;  thiếu hệ  thống đường bộ  cao  tốc chạy dọc ven biển để nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp,  sân bay ven biển nhỏ bé  thành một hệ  thống kinh  tế biển liên hoàn. 

 

Ba  là, hệ  thống các cơ  sở nghiên cứu khoa học  - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển,  thiên  tai biển, các  trung  tâm  tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,... ở ven biển còn nhỏ bé,  trang bị thô sơ. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được nghiên cứu áp dụng như:  quản  lý  không  gian  biển  (marine  spatial management),  quy hoạch  sử  dụng  biển  (sea-use  planning)  bao  gồm  hải  đảo  và  vùng ven biển, giống như quy hoạch sử dụng đất (land-use planning) áp dụng trên đất liền. Đặc biệt còn ít chú ý nghiên cứu công nghệ biển tiên tiến.

 

Bốn là, tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững do khai thác tự phát, thiếu/không tuân thủ quy hoạch  biển,  đảo,  làm  nảy  sinh  nhiều  mâu  thuẫn  lợi  ích  (benefit conflict) trong sử dụng đa ngành ở vùng ven biển, biển và hải đảo.

 

Phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn dưới hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu. Còn nghiêng về ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo, các giá trị chức năng,  phi  vật  chất  và  có  khả  năng  tái  tạo  của  các  hệ  thống  tài  nguyên biển còn ít được chú trọng, như: giá trị vị thế của các mảng không gian biển, ven biển và hải đảo; giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái; thậm chí các giá trị văn hóa biển. Cách tiếp cận “nóng” trong khai  thác  tài nguyên biển đang  là hiện  tượng phổ biến ở  các  lĩnh vực kinh tế biển: chú trọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các dạng tài nguyên.

 

Năm là, môi trường biển bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng  thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,… 

 

Sáu là, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút. Các  hệ  sinh  thái  biển  quan  trọng  (RSH, RNM, TCB)  bị  suy  nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 01 ha RNM trước đây có thể được khoảng 800 kg  thủy  sản, nhưng hiện nay chỉ  thu đ ược 1/20 so với  trước. Nguồn  lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có dấu thác quá mức do  tăng nhanh  số  lượng  tàu  thuyền đánh cá nhỏ, hiệu suất  khai  thác  hải  sản  giảm  từ  0,92  (1990)  xuống  0,34 (2005). Trong khi trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ chưa được giá đầy đủ.

 

Bảy là, đến nay biển, đảo và vùng ven biển nước  ta vẫn chủ yếu được quản lý theo cách tiếp cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và  chủ  yếu  quản  lý  theo  ngành  (sectoral management)  thông  qua các luật pháp, chính sách ngành như nói trên. Điều này dẫn đến sự chồng  chéo  về  quản  lý  giữa  khoảng  15  bộ  ngành  về  biển,  chính sách quản  lý  thiếu đồng bộ,  trong  các  luật hiện có không  ít điểm chồng chéo, hiệu lực thi hành thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu/sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân địa phương ven biển. Công tác kiểm tra, kiểm soát, cấp và thu hồi giấy phép sử dụng, khai thác tài nguyên biển,… chậm được triển khai để quản lý hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng biển, hải đảo.  

 

Tám  là, ngoài  thiên  tai biển xảy  ra  thường xuyên, Việt Nam còn  là một  trong 5 nước chịu  tác động mạnh mẽ nhất của biến đổ khí hậu và nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ.

 

Những  thách  thức nói  trên đã, đang và nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững, và khả năng công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế biển ở Việt Nam trong thời gian tới. 

 

 

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ  lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

 

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

TIN MÔI TRƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những thách thức và hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI