Thứ sáu, 22/11/2024, 20:55:40 PM (GMT+7)

Nguồn gốc 'Vũ trụ' và 'thế giới'

(09:53:33 AM 26/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Hỏi: Xin cho biết nguồn gốc của từ “vũ trụ” và tại sao lại gọi là “thế giới”? Xuân Lan (Viện Dầu khí)



Học giả An Chi trả lời: Ở bên Tàu, người ta cho rằng, có thể hai chữ “vũ trụ” [宇宙] kết hợp với nhau để chỉ khái niệm triết học xuất hiện lần đầu tiên trong thiên “Tề vật luận” của sách Trang Tử. Quả nhiên, nếu đọc bản dịch của Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn hóa - Thông tin, 1994), ta sẽ thấy nó xuất hiện ở nhiều chỗ trong thiên này, đặc biệt là ở đoạn:

 

“Một người bảo rằng, vũ trụ có khởi thủy; một người khác bảo không có khởi thủy, một người nữa bác thuyết người thứ nhì dùng để bảo vũ trụ không có khởi thủy. Nói cách khác: một người bảo mới đầu vũ trụ có cái gì đó (hữu), một người khác bảo mới đầu vũ trụ không có cái gì cả (vô); một người nữa bác thuyết lúc đầu vũ trụ không có cái gì cả; lại một người thứ tư khác nữa bác cái thuyết người thứ ba dùng để bác cái thuyết mới đầu vũ trụ không có cái gì cả. Khi thì là có (hữu), khi thì là không (vô). Mà không biết cái “có”, cái “không” đó có thực là “có”, có thực là “không” không” (tr.167).

 

Tuy nhiên, trên đây dù sao cũng lại là chuyện cao sâu về nguồn gốc của chính vũ trụ, còn điều bạn muốn biết thì lại là nguồn gốc của hai chữ/tiếng dùng để diễn đạt khái niệm phức tạp đó. Xin phân tích từng chữ như sau:

 

Chữ “vũ” [宇] có nghĩa gốc là mái nhà, thềm nhà, chái nhà; rồi nghĩa phái sinh là buồng, phòng và nghĩa rộng hơn nữa là chỗ ở; rồi lại là cương vực, lãnh thổ và cuối cùng là “không gian” mà các từ điển xưa thường hay giảng là “tứ phương thượng hạ vị chi vũ” [四方上下 谓 之宇] (bốn hướng và trên dưới gọi là vũ). Chữ “trụ” [宙] vốn có nghĩa là “cột, rường” (đống lương), như đã giảng trong Thuyết văn giải tự Đoàn (Ngọc Tài) chú. Vì vậy nên chúng tôi cho rằng, nó là đồng nguyên tự của chữ “trụ” [柱] là cột (nhà) nhưng đã bị “hình nhi thượng hóa” để chỉ “thời gian” mà các từ điển xưa giảng là “cổ vãng kim lai viết trụ” [古往今来曰宙] (xưa qua nay đến gọi là trụ).

 

Còn “thế giới” [世界] thì, nói chung, trong tiếng Hán, nó vốn đồng nghĩa với “thiên địa”, “thiên hạ”, “nhân gian”, “thế gian”, v.v… Trong ngôn ngữ chính trị hiện đại thì nó đồng nghĩa với “toàn cầu”, “hoàn cầu”, “hoàn vũ”, rồi trong nhiều trường hợp, cũng đồng nghĩa với “quốc tế”. Chữ “thế” [世] vốn có nghĩa là “đời” với cái nghĩa khá rộng rãi mà ta sử dụng trong tiếng Việt như trong “suốt đời”, “đời cha, đời con”, “đời vua, đời tổng thống”, “đời Lý, đời Trần”, v.v... Chữ “giới” [界] có một hệ nghĩa khá phong phú mà Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) đã cho như sau: – ranh giới đất đai (nghĩa 1); – giới hạn (nghĩa 2); – tiếp giáp (nghĩa 3); – phân ranh (nghĩa 4); – chia cắt (nghĩa 5); – phạm vi nhất định (nghĩa 6); – tầng lớp những người cùng chức nghiệp hoặc loại hình hoạt động trong xã hội (nghĩa 7); v.v...

 

Riêng chữ này lại có duyên nợ đặc biệt với tiếng Việt liên quan đến từ “kẻ” đứng trước địa danh mà nhiều người cho là “thuần Việt” còn chúng tôi thì luôn luôn duy trì quan điểm cho rằng, nó là một từ gốc Hán, như chúng tôi đã trình bày vài lần, chẳng hạn tại mục “Chuyện Đông chuyện Tây” của tạp chí Kiến thức Ngày nay số 229 (1/12/1996), với đoạn sau đây:

 

“Kẻ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 界 mà âm Hán Việt thông dụng hiện đại là “giới”, âm Hán Việt hiện đại ít thông dụng hơn là “giái” còn âm Hán Việt chính thống hiện đại thì lại là “cái” vì thiết âm của nó trong Quảng vận là “cổ bái thiết”. “Giới/cái” có nghĩa gốc là lằn ranh giữa hai (hoặc nhiều) vùng đất, rồi có nghĩa phái sinh theo hoán dụ là vùng đất giới hạn trong lằn ranh đó; cuối cùng mới có cái nghĩa rộng là một vùng đất nhất định. Đây chính là nghĩa của từ “cái” trong thành ngữ “lạ nước lạ cái” (= lạ nơi lạ chốn) và nghĩa của từ “kẻ” trong “kẻ Chợ”, “kẻ Noi”, “kẻ Sặt”, v.v...

 

“Giới/cái” 界 là một chữ thuộc vận bộ “quái” 怪, tức vận –ai [aj] mà cách đọc xưa là “e” [ɛ], không có âm cuối vần [Viết thêm ngày 15/1/2013: Âm Hán Việt xưa của chữ này là “qué” trong “mách qué” - Thêm xong], giống với vận bộ “quái” 卦 mà âm xưa là “quẻ”, như Vương Lực đã chứng minh trong Hán ngữ sử luận văn tập (Bắc Kinh, 1958, tr.365-367). Vậy “kẻ” (vùng đất nhất định) ~ giới/cái 界 cũng giống như: – quẻ (bói) ~ (bát) quái; – khỏe (mạnh) ~ khoái (hoạt); – ghẻ (chốc) ~ giới/cái 疥 (= ghẻ), – đặc biệt hoàn toàn giống như kẻ (trong kẻ ở người đi) ~ giới/cái 介 (= người. Từ hải: 一介á nhất giới/cái = 一人 nhất nhân). Nhưng đặc biệt hơn hết là liên quan đến chữ “giới” 界 đang xét, chúng ta còn có: (thước) kẻ ~ giới/cái (xích) vì “giới/cái” còn có nghĩa là kẻ hàng, gạch hàng nữa: “giới xích” là thước kẻ, “giới chỉ” là giấy có kẻ hàng, v.v…”

 

Lần này, xin nói thêm rằng, “giới/cái” và “kẻ” còn có một điệp thức (doublet) nữa là “cõi” trong “bờ cõi”, “cõi trần”, v.v... Và với điệp thức vẫn thông dụng trong tiếng Việt hiện đại này, ta có thể dịch hai tiếng “thế giới” [世界] theo nghĩa đen thành “cõi đời”; rồi từ đây ta có thể suy diễn một cách hoàn toàn tự nhiên, vì hoàn toàn hợp luận lý, theo phái sinh bằng ẩn dụ: “cõi đời” → “cõi người” → “cõi con người trên trái đất” → “thế giới”, là cái tương ứng với tiếng Pháp “monde” và tiếng Anh “world”, tức khái niệm mà bạn đã hỏi.

 

Theo Petrotimes
Từ khóa liên quan: Nguồn gốc , Vũ trụ, thế giới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguồn gốc 'Vũ trụ' và 'thế giới'

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI