Thứ sáu, 22/11/2024, 09:24:30 AM (GMT+7)

Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào?

(01:53:49 AM 08/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Ở Việt Nam tỷ lệ người nghèo do môi trường tập trung ở miền núi. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và vùng ven biển tỷ lệ người nghèo môi trường không cao bằng miền núi, nhưng tổng số người nghèo môi trường lại cao vì hai vùng này dân cư rất đông dân.

Hỏi: Cho em hỏi nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào? (Đức Tuấn – Khoái Châu, Hưng Yên)

 

Ảnh minh họa  IE

 

Trả lời: Người dân thiếu ăn thì khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Hệ quả tất yếu khi các nguồn tài nguyên này dần cạn kiệt thì thiên tai, bão lũ, hạn hán xảy ra. Gánh chịu hậu quả không ai khác chính là người dân nghèo.

 

 

Một thống kê hết sức quan ngại, trong 10 năm qua, mỗi năm Việt Nam mất trắng 51.000 ha rừng, trong đó 20.000 ha là chuyển sang mục đích khác, phần lớn là rừng tự nhiên đầu nguồn. Mặc dù số rừng trồng hàng năm có tăng lên, nhưng độ che phủ và chất lượng rừng không thể được như rừng tự nhiên. Rừng chính là “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ, giúp giảm nhẹ thiên tai, phòng chống bão lũ, hạn hán.

 

Ở Việt Nam, hiện tại có khoảng 10% các loài chim, 25% các loài thú, 21% các loài lưỡng cư, bò sát và gần 400 loài thực vật đang đương đầu với nguy cơ diệt chủng. Sự  biến đổi của môi trường sinh thái đã làm cho giá trị bị suy giảm đáng kể. Kết quả nghiên cứu tại vùng đồi khô hạn của các tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng, đối với đồi trọc loại III (loại cằn cỗi nhất) thì không gặp giun đất sinh sống ở đó, nhóm vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất là Azotobacter đã không tìm thấy trong các mẫu phân tích.

 

Việc phá rừng ngập mặn để cải tạo thành đất trồng trọt ở Nam Bộ trước đây đã làm mất đi nhiều loài thuỷ sinh vật quý như tôm, cua, cá và các loài phù du khác. Nhiều loài gỗ quý ở Trung Bộ như: Lim, sến, táu, gội, re hương, lát hoa, trầm hương, chò chỉ… cách đây không lâu rất phổ biến, nhưng giờ đây rất hiếm hoi. Các loài gỗ quý ở Tây Nguyên như trắc, cà chắc, cà te cũng ở tình trạng khan hiếm. Chỉ tính từ năm 1995 đến nay, các loài động vật có giá trị đều giảm số lượng xấp xỉ 50%.

 

Các chuyên gia về môi trường nhận định, chính nghèo đói đã khiến con người không tiếp xúc được với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

 

Vì vậy mà:

 

Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội.

 

Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường.

 

Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt.

 

Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.

 

Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số.

 

Thế nên ngày nay, ngay cả những quốc gia phát triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đo trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Nhưng dù có ra sao, giờ đây mỗi chúng ta cần phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình là cách bảo vệ môi trường hiệu quả.

 

LÊ ĐÀO tmt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghèo đói và môi trường có quan hệ như thế nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI