Thứ năm, 21/11/2024, 22:08:46 PM (GMT+7)

Một số thành tựu của các lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu của Việt Nam?

(13:37:08 PM 09/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong thời gian qua, dựa trên lợi thế về tài nguyên biển, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu của Việt Nam và đã đạt được những thành tựu cơ bản, tạo đà cho các giai đoạn phát triển tiếp sau

Câu hỏi 80: Một  số  thành  tựu  của  các  lĩnh  vực kinh tế biển chủ yếu của Việt Nam?

 

Ảnh tư liệu

 

Đáp:Trong  thời  gian  qua,  dựa  trên  lợi  thế  về  tài  nguyên  biển, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu của Việt Nam và đã đạt được những thành tựu cơ bản,  tạo  đà cho các giai đoạn phát triển tiếp sau. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên rõ rệt, có bước phát triển mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%. Ngoài các ngành kinh tế biển truyền thống như thủy sản, hàng hải, du lịch, điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học  -  công nghệ biển, diêm nghiệp,...  vừa qua cơ cấu ngành, nghề cũng thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành/lĩnh vực kinh tế mới. Đáng kể là các lĩnh vực, như: khai thác dầu khí, kinh tế đảo, kinh tế ven biển, kinh tế bảo tồn, tìm kiếm cứu hộ và cứu nạn, quản lý nhà nước về biển, lĩnh vực đối ngoại và biên  giới lãnh thổ trên biển; chế biến dầu khí, chế biến thủy sản,...Ngoài  đội  tàu,  ngành  hàng  hải  đã  có  hệ  thống  khoảng  90 cảng biển lớn nhỏ với tổng năng lực hàng hóa thông qua gần 100 triệu tấn/năm. Các ngành vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu biển, xuất khẩu thuyền viên,...  bước đầu cũng đã đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Ngành du lịch biển cũng phát triển khá mạnh, hàng năm thu hút khoảng gần 15 triệu lượt khách, trong đó có hơn 3 triệu khách nước ngoài, bằng 73% số khách du lịch nước ngoài  của cả nước, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm; giải quyết việc  làm  cho  hơn  15  vạn  lao  động.  Hoạt  động  khai  thác  dầu  khí được duy trì tại các mỏ ở thềm lục địa phía nam. Sản lượng dầu thô khai thác ở nước ta tăng hàng năm 30%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác dầu khí trong nước thời gian tới sẽ chững lại và sẽ giảm đến mức 13 triệu tấn (năm 2025).

 

Vùng biển và ven biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ, chủ yếu từ lĩnh vực dầu khí và thủy sản. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác  biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,... bước  đầu  phát  triển,  nhưng  hiện  tại  quy  mô  còn  rất  nhỏ  bé  (chỉ chiếm khoảng 2% của kinh tế biển), dự kiến tăng trong tương lai.

 

Đặc  biệt,  trong  quá  trình  phát  triển  kinh  tế  theo  hướng  mở,  bước  đầu đã hình thành 15 khu kinh tế (KKT) ven biển - là các trung tâm phát triển kinh tế hướng biển (Bảng 1).  Đây là những khu vực phát triển  tổng  hợp  các  ngành,  nghề  biển  như  hậu  cần  nghề  cá,  công nghiệp gắn với cảng biển và vận tải biển, du lịch biển, đô thị hóa và nghiên cứu khoa học về biển,... Để tăng cường và tập trung đầu xây dựng các KKT ven biển trọng điểm, tháng 8/2012 Chính phủ đã ra quyết định chọn 5 nhóm KKT ven biển để ưu tiên đầu tư: Nhóm Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà  Tĩnh),  Chu  Lai  -  Dung  Quất  (Quảng  Nam  -  Quảng  Ngãi)  và Phú Quốc (Kiên Giang).

 

Bảng 1: Các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020

 

1. Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh)

 

2. Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng)

 

3. Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa)

 

4. Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An)

 

5. Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)

 

6. Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình)

 

7. Khu kinh tế Chân Mây -Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)

 

8. Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam)

 

9. Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi)

 

10. Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định)

 

11. Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên)

 

12. Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa)

 

13. Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang)

  

14. Khu kinh tế Định An (Trà Vinh)

 

15. Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau)

 

(Nguồn: Quyết  định  số  1353/QĐ-TTg  ngày  23/9/2010  của Thủ  tướng  Chính  phủ  về  việc  phê  duyệt  Đề  án “Quy  hoạch  phát triển các KKT ven biển của Việt Nam đến năm 2020”.)

 

Ở một số hải đảo, đã có bước phát triển mới, vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt và tạo ra một lĩnh vực kinh tế đảo đầy triển  vọng.  Hiện  nay,  trong  12  huyện  đảo  thì  66  đảo  có  dân  sinh sống với tổng số trên  240.000  người, mật độ dân số trung bình trên các đảo là 95 người/km, kết cấu hạ tầng được tăng lên rõ rệt, hình thành hệ thống giao thông trên đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, đảo xa bờ có máy phát điện, điện mặt trời và cơ sở cung cấp nước ngọt.  Có  nhiều  đảo  sẽ  phát  triển  thành  những  trung  tâm  kinh  tế hướng biển như Vân Đồn, Cát Hải, Côn Đảo, Phú Quốc,...

 

Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển  được  triển  khai  định  kỳ  5  năm  đã  cung  cấp  những  hiểu  biết khái quát các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên biển.

 

Đặc biệt, Việt Nam đã  chú ý thực hiện  các cam kết quốc tế,  đẩy mạnh công tác bảo tồn biển, hướng tới phát triển kinh tế sinh thái biển.  Đến  nay,  khoảng  13/28  vườn  quốc  gia,  22/55  khu  bảo  tồn thiên nhiên, 17/34 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường nằm ở vùng  ven  biển  và  trên  các  hải  đảo  ven  bờ.  Các  khu  dự  trữ  sinh quyển thế giới được công nhận đến nay đại đa số nằm ở vùng bờ biển, như: rừng ngập mặn Cần Giờ, vùng quần đảo Cát Bà, vùng cửa sông Hồng và sông Cửu Long,…  Quy hoạch hệ thống 16 khu bảo tồn biển (KBTB) được Chính phủ phê duyệt năm 2010. Năm 1994 vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, năm 2003 vịnh Nha Trang và năm 2009 vịnh Lăng Cô được công nhận là một trong những vịnh đẹp của thế giới. Ngoài ra, các khu di sản  văn  hóa  và  thiên  nhiên  thế  giới  như  khu  phố  cổ  Hội An, khu thành cổ Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và động Phong Nha đều nằm ở vùng ven biển. Du lịch lặn bắt đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai thác các giá trị dịch vụ của HST biển.

 

Lĩnh vực quản lý nhà nước về biển và hải đảo mới được thiết lập từ năm 2008. Đây là lĩnh vực mới tập trung vào quản lý nhà nướctổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo. Kéo theo đó, hệ thống quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở nước ta đã được hình thành từ  Trung  ương  xuống  địa  phương.  Nghị  định  số  25/2009/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày  06 tháng 3 năm 2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo được xem là văn bản chính sách đầu tiên đề cập (tuy chưa đầy đủ) đến cách tiếp cận quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.  Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước đã ký lệnh Công bố Luật Biển Việt Nam.

 

Công tác đối ngoại và biên giới lãnh thổ liên quan đến biển  cũng có thể xem là một lĩnh vực quản lý nhà nước mang tính đặc thù ngành, tạo điều kiện thuận lợi  cho phát triển kinh tế biển. Thời gian vừa qua chúng ta  đã ký kết  được  một số thỏa thuận phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia ký kết các văn kiện mang tính chất quốc tế và khu vực về Biển Đông như  Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông  (DOC),  Công  ước  của  Liên  hợp  quốc  về  Luật  Biển  1982; Công ước về Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO, các công ước Nghề cá,  bảo  tồn  sinh  vật  biển;  triển  khai  một  số  dự  án  hợp  tác  song phương và đa phương về biển với các nước liên quan.

 

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ  lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

 

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương

TIN MÔI TRƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một số thành tựu của các lĩnh vực kinh tế biển chủ yếu của Việt Nam?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI