Hỏi và đáp
Hoạt động của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực nhằm bảo vệ trật tự, an ninh trên Biển Đông?
(14:45:59 PM 27/04/2014)Câu hỏi 97: Việt Nam có những hoạt động phối hợp chung nào với các quốc gia trong khu vực nhằm bảo vệ trật tự, an ninh trên Biển Đông?
Ảnh TL
Đáp: Việt Nam nhận thức sâu sắc được việc duy trì hòa bình và bảo vệ trật tự, an ninh trên Biển Đông chính là để duy trì hòa bình và bảo vệ trật tự, an ninh của cả khu vực; đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của các quốc gia tiếp giáp Biển Đông cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực phối hợp chung với các nước trong khu vực tiến hành một số hoạt động như:
- Việt Nam tham gia Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, một số Công ước đa phương khác liên quan đến giao thông hàng hải, an toàn trên biển. - Tích cực thúc đẩy ký kết và kêu gọi các bên nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC).
Tháng 7/2011, tại In-đô-nê-xia trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM-44), Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các bên đạt được sự nhất trí và chính thức thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông - một văn kiện quan trọng có tính chất ghi dấu cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đối với vấn đề Biển Đông, đồng thời đặt nền tảng cho việc hướng tới một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý, đó là Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).
- Bên cạnh đó Hải quân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam cũng hợp tác với Hải quân, Cảnh sát biển các nước láng giềng như: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan… tiến hành tuần tra chung, thiết lập đường dây nóng, hợp tác, diễn tập cứu hộ, cứu nạn...
Các hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả, đem lại lợi ích thiết thực cho hải quân và nhân dân các nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước và xây dựng môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực. Hàng năm, Việt Nam đón các tàu Hải quân của các nước tới thăm như: Ấn Độ, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản; Trung Quốc, Mỹ, Nga,...
- Việt Nam đã tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng chồng lấn với Ma-lai-xi-a; Việt Nam, Trung Quốc và Phi-líp-pin đã ký và triển khai Hiệp định “Ba bên liên hợp thăm dò địa chấn ở khu vực biển thoả thuận ở Biển Đông” năm 2005.
- Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực tham gia các diễn đàn khu vực (ASEAN 1, ASEAN 3, ADM, ADMM, ARF, EAS,...), các Hội nghị, Hội thảo quốc tế và đưa ra các sáng kiến, đề xuất có ý nghĩa thiết thực nhằm duy trì hòa bình, bảo vệ trật tự, an ninh trên Biển Đông.
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách . Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, lượt sẽ lần giới thiệu nội dung phần hỏi - đáp được trích từ cuốn sách do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoạt động của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực nhằm bảo vệ trật tự, an ninh trên Biển Đông?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.