Hỏi và đáp
Giữ màu xanh của rừng như thế nào?
(14:23:44 PM 03/01/2012)
Hãy cùng chung sức bảo vệ rừng xanh (nguồn ảnh: internet)
Đáng tiếc là các vụ phá rừng liên tiếp xảy ra trong nhiều năm qua. Gần đây, vụ việc kiểm lâm tham gia áp tải gỗ lậu, xe bị lật, gây tai nạn làm 10 người chết, 4 người bị thương đang được các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra và sẽ đưa ra ánh sáng những kẻ phạm tội tàn phá rừng xanh. Trong đó có những kẻ được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật bảo vệ rừng nhưng lại ngang nhiên, trắng trợn vi phạm pháp luật rồi sẽ phải trả giá thích đáng cho những hành vi sai trái của mình.
Từ vụ việc đau lòng này, chúng ta cần rút ra nhiều bài học thấm thía về công tác bảo vệ rừng, nhất là cần kiên quyết thanh lọc những kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ những người làm công tác quản lý tài nguyên rừng, giữ gìn màu xanh của rừng.
Khi rừng xanh chảy máu
Do điều kiện địa lí và được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có nhiều lợi thế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng, phong phú với “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Trong đó, những lợi ích từ rừng là rất đáng kể. Rừng không chỉ là môi trường sinh tồn, phát triển của nhiều loài động, thực vật mà còn là “cỗ máy điều hòa không khí khổng lồ” giúp cho không khí trong lành, cân bằng sinh thái. Rừng còn là tấm lá chắn vững chãi trước bão giông, lũ lụt, góp phần chống xói mòn, hạn hán… để cho người dân được yên ổn sinh sống, canh tác. Mặc dầu vậy, trong những năm qua, tình trạng chặt phá rừng đã và đang xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những áp lực về gia tăng dân số, yêu cầu bức thiết về đất ở và đất canh tác, còn có một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới tình trạng phá rừng tràn lan diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là món lợi lớn thu được từ việc khai thác, buôn bán các loại lâm sản, nhất là các loại gỗ quý. Theo thống kê, trung bình mỗi năm cả nước mất gần 32000 ha rừng, trong đó có nguyên nhân lớn từ nạn chặt phá rừng trái phép. Dù Chính phủ đã triển khai thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhưng diện tích rừng trồng mới không bù lại được những diện tích rừng đã bị tàn phá. Đất trống đồi núi trọc xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với đó là rất nhiều hệ lụy kéo theo. Tình trạng lũ lụt, hạn hán bất thường diễn ra ở nhiều địa phương khắp các vùng, miền trong cả nước những năm qua có một phần bắt nguồn từ nạn phá rừng bừa bãi. Rất nhiều cây gỗ quý đã bị bọn lâm tặc ngang nhiên đốn hạ, rất nhiều cánh rừng hàng chục thậm chí là hàng trăm năm tuổi đã bị bọn lâm tặc tàn phá không thương tiếc chỉ vì những món lợi béo bở trước mắt.
Cần loại bỏ những con sâu làm rầu… rừng xanh!
Cùng với việc trồng mới, công tác bảo vệ, giữ gìn màu xanh của rừng đóng vai trò hết sức quan trọng. Không thể phủ nhận một thực tế là, trong cuộc chiến bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm chính là những người “đứng mũi chịu sào”. Mặc dù lực lượng mỏng, trang thiết bị kỹ thuật để tác nghiệp còn nhiều thiếu thốn, lại thường phải hoạt động trên một địa bàn rộng nhưng nhiều kiểm lâm viên vẫn cần mẫn với nghề, âm thầm chịu đựng gian khổ, sống heo hút giữa rừng sâu để bảo vệ rừng. Vì những món lợi lớn, bọn lâm tặc đã không từ một thủ đoạn nào để chống trả lực lượng kiểm lâm. Trong khi lực lượng kiểm lâm còn mỏng, trang thiết bị, phương tiện làm việc còn hạn chế thì bọn lâm tặc thường được trang bị máy móc khai thác hiện đại, có nhiều loại vũ khí nguy hiểm như: dao, kiếm, súng… khi bị phát hiện, chúng thường mang theo nhiều đồng bọn có thủ sẵn hung khí để áp đảo, uy hiếp lực lượng kiểm lâm. Cũng bởi vậy mà trong không ít cuộc đối đầu với bọn lâm tặc, lực lượng kiểm lâm bị rơi vào “thế yêu”. Để bảo vệ, giữ gìn màu xanh của những cánh rừng, không ít mồ hôi và cả máu của lực lượng kiểm lâm đã đổ xuống.
Đáng buồn là, bên cạnh những kiểm lâm viên tận tụy, thực sự yêu rừng và tâm huyết với nghề, có một bộ phận không nhỏ cán bộ kiểm lâm đã bị tha hóa, biến chất. Đồng tiền và những cám dỗ vật chất đã khiến cho họ bị mờ mắt. Để rồi, trong số họ, hoặc nhắm mắt làm ngơ để bọn lâm tặc phá rừng rồi nhận tiền “bôi trơn” hoặc trực tiếp “nhúng chàm” áp tải gỗ lậu cho bọn lâm tặc. Vụ việc kiểm lâm tham gia dẫn đường, áp tải gỗ lậu ở Con Quông – Nghệ An vừa qua chắc hẳn không phải là vụ đầu tiên. Chỉ có điều, đây là vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng khi xe chở gỗ lậu do cán bộ kiểm lâm áp tải bị lật làm 10 người chết, phần lớn những nạn nhân xấu số đều là những “phu gỗ” được những người làm nhiệm vụ “gác rừng” thuê đi bốc xếp gỗ. Kẻ giấu mặt của xe gỗ lậu xấu số đã bị vạch mặt, đó là Trịnh Thanh Long (Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống kiêm hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pù Huống). Ngoài Trịnh Thanh Long, 4 cán bộ kiểm lâm liên quan cũng đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. Như một giọt nước làm tràn ly, vụ việc đã khiến cho dư luận không khỏi bức xúc, bất bình. Nhà nước giao cho lực lượng kiểm lâm quản lý, bảo vệ rừng, chống lại nạn khai thác gỗ lậu nhưng chính từ trong đội ngũ những người “gác rừng”, làm nhiệm vụ giữ gìn màu xanh của rừng lại làm cho rừng xanh chảy máu bằng việc tiếp tay cho lâm tặc hoành hành, buôn bán gỗ lậu. Những hình ảnh đẹp đẽ về lực lượng kiểm lâm tận tụy, hết mình trong cuộc chiến bảo vệ rừng đã bị chính những kẻ đồng nghiệp biến chất làm cho méo mó. Uy tín của những người kiểm lâm chân chính bỗng chốc bị sụt giảm nghiêm trọng bởi những tên lâm tặc đội lốt kiểm lâm.
Vụ việc nghiêm trọng trên cho thấy, còn nhiều điều bất cập trong công tác bảo vệ rừng, vận chuyển lâm sản tại một số địa phương. Phải chăng chính khâu quản lý bị buông lỏng đã tạo ra nhiều kẽ hở để những cán bộ kiểm lâm thoái hóa biến chất tìm cách “bắt tay” với lâm tặc phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép. Dư luận đã đặt vấn đề: nếu không xảy ra vụ lật xe gỗ, liệu những kẻ giấu mặt kia có bị vạch mặt?! Dù biết rằng, chúng chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh” nhưng vấn đề là, còn có những “con sâu” nào khác đang ẩn mình và cần phải có những hành động quyết liệt như thế nào để cứu lấy những cánh rừng trước khi quá muộn? Trả lời câu hỏi trên xin dành cho các ngành chức năng có trách nhiệm bảo vệ rừng và mỗi chúng ta – những người thực sự yêu màu xanh của rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.