Hỏi và đáp
Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền hướng ra biển như thế nào?
(16:22:20 PM 22/01/2014)Câu hỏi 57: Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền hướng ra biển như thế nào?
Ảnh tư liệu
Đáp: Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các vùng biển của quốc gia ven biển theo thứ tự xa dần đất liền bao gồm: trên bề mặt có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và ở dưới đáy có thềm lục địa.
- Tại vùng nước nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình, tức là quyền đặc thù của một quốc gia độc lập, quyền tối cao của quốc gia thực hiện trong phạm vi vùng biển thuộc quốc gia đó.
- Trong vùng lãnh hải: quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải. Tuy nhiên, chủ quyền này không còn là tuyệt đối như chủ quyền tại vùng nước nội thủy vì tàu thuyền các nước khác được phép đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của mình.
- Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
- Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia có:
(i) Quyền chủ quyền về việc: thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
(ii) Quyền tài phán về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoa học về biển; Bảovệ và gìn giữ môi trường biển.
Tại vùng biển này, các quốc gia khác cũng có quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích hợp pháp khác phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Đồng thời, cũng tại vùng biển này, quốc gia ven biển còn có các nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn, quản lý và duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế tránh không bị ảnh hưởng do khai thác quá mức.
- Tại thềm lục địa, quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa tồn tại một cách “nghiễm nhiên”, không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.
Tuy nhiên, khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý quốc gia ven biển có nghĩa vụ đóng góp tài chính theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận. Ngoài ra, các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa sau khi thỏa thuận với quốc gia ven biển.
- Ở Biển cả và Vùng, quốc gia ven biển không có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia mà chỉ được hưởng quyền tự do biển cả và các lợi ích từ Vùng đem lại bình đẳng với tất cả các quốc gia khác.
Như vậy, càng xa đất liền, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển biển càng giảm dần cho tới khi kết thúc ở ranh giới ngoài của thềm lục địa.
Ảnh tư liệu
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.