Thứ năm, 21/11/2024, 11:47:01 AM (GMT+7)

Cá biển nào độc?

(17:24:32 PM 28/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tôi thường nghe nói cá biển độc, xin bác sĩ cho biết loại nào nên lưu ý, độc cỡ nào mới đáng ngại? HỮU THỜI (45 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM)

 

 

Mua cá ngừ ở chợ Bà Chiểu, TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

 

Những “nhà máy luyện kim”

 

Nước ta có bờ biển dài hàng ngàn kilômet nên sẽ thiệt thòi cho chúng ta và thế hệ tiếp nối nếu vì e dè thái quá mà không tận thu được bể tài nguyên tự nhiên khổng lồ: omega-3 (EPA, DHA, DPA - hộ thân vàng tim mạch và trí não). Việc đầu tư “chất xám” bằng “tài khoản” omega-3 phải bắt đầu từ trong bụng mẹ, đợi trẻ “bột gột thành hồ” thì hiệu quả chẳng còn là bao. Tất nhiên ta có thể bổ sung bằng đường tổng hợp hoặc ly trích (dầu gan cá), nhưng như thế là uống thuốc chứ không phải ăn cá.

 

 

Chỉ một số loại cá là “tay tổ” gây ngứa ngáy, nổi mẩn, đặc biệt khi ươn. Những cái tên cần để mắt là cá ngừ, trích, nục, thu… Hàm lượng histamin nhiều sau một đến vài giờ sẽ làm xuất hiện các triệu chứng: nổi mẩn, ngứa ngáy, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nặng hơn là các triệu chứng thần kinh choáng váng, đau đầu, hạ thân nhiệt, mạch nhanh… Trừ những trường hợp nặng, phần lớn dị ứng cá biển đều nhẹ, có thể xử lý tốt bằng kháng histamin.

Chìa khóa nằm ở nghệ thuật giành huy chương với chấn thương thấp nhất, bắt đầu bằng việc phân minh tai tiếng: histamin, chất gây dị ứng (chuyển hóa từ histidin, sản phẩm phân hủy đạm) có nhiều trong thịt một số loại cá biển chính là thủ phạm gieo tiếng xấu. Histamin càng đậm trong thịt cá ôi, hư sau cuộc “chè chén” của vi khuẩn Enterobacteriaceae, Vibrio sp, Morganella morganii...

 

Biển vô tình biến nhiều loại cá thành “nhà máy luyện kim”, trong đó có nhiều kim loại độc như cadmium, chì, đặc biệt là thủy ngân. Thủy ngân được cá tích góp qua nước, thức ăn dưới dạng methyl thủy ngân. Danh sách những “nhà máy luyện kim” nguy hiểm cần lưu ý là cá thu to, cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá pecca vàng... Những cái tên lành chứa ít thủy ngân hơn là cá hồi (sống trong tự nhiên), cá tuyết, cá trích...

 

Hiển nhiên, không chỉ có histamin và thủy ngân. Đám “Đông tà Tây độc” đến từ đại dương còn nhiều món “ám khí” hại người từ gai, vây, trứng, phủ tạng mà danh nổi như cồn là họ nhà cá nóc, nhám, sam…

 

Để yên tâm cầm đũa

 

Gút lại, có không ít “điểm sáng” từ tai tiếng của họ nhà cá biển mà nếu biết tận dụng, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm cầm đũa:

 

- Cẩn trọng thì nên chừa lại những kẻ “tiền án tiền sự” kể trên, còn lại không cần dị ứng thái quá với những loại cá biển đã qua chứng nhận an toàn. Với những cái tên lạ hoặc chưa dùng bao giờ, tốt nhất nên tiến hành thăm dò như thử trước bằng “liều” nhỏ...

 

- Một số loại cá biển có tài, tật ngang nhau. Chẳng hạn, cá ngừ có hàm lượng omega-3 cao nhưng cũng là tay phiền phức có hạng. 

 

- Cá to tích nhiều thủy ngân. Cá ươn, chết có thể mang một lượng histamin cao đột biến. Do vậy, việc “cò kè bớt một thêm hai” chọn lựa kỹ của các bà nội trợ sẽ góp phần lớn giảm thiểu tác hại cho thực khách tại gia.

 

- Một số đối tượng được yêu cầu nói không hoặc trông trước ngó sau một chút với cá biển như sản phụ, trẻ nhỏ, người có cơ địa dị ứng nặng… Tuy vậy, cả với đối tượng nguy cơ số một là thai phụ thì các chuyên gia vẫn khuyên các bà mẹ cân nhắc việc bổ sung đủ omega-3 với định mức an toàn: không quá 150 gam/lần và không quá hai lần/tuần.

 

 

BS ĐỖ MINH TUẤN/TTCT

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá biển nào độc?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI