Chủ nhật, 24/11/2024, 12:22:35 PM (GMT+7)

Bão từ và tác động của nó đến đời sống con người

(14:11:42 PM 08/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng bão từ? Nó ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào? Làm gì để ứng phó với bão từ? Bạn Trung Chánh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh gửi câu hỏi đến Tin Môi Trường.

 

Hình ảnh bão từ đang hoạt động mạnh

Nguyên nhân gây ra bão từ

 

Các nhà khoa học cho rằng, trên bề mặt Mặt trời thường xuất hiện các vết đen và từ đây sẽ làm bùng nổ các chùm plasma. Khi các chùm plasma được giải phóng và tới Trái đất sẽ gây ra các biến thiên từ mạnh gọi là bão từ. Các vết đen xuất hiện càng nhiều thì khả năng xuất hiện bão từ càng lớn. Tuy nhiên, không phải vết đen nào cũng gây ra bão từ. Các chùm plasma khi tới Trái đất có tạo thành bão từ hay không thì chỉ có thể biết trước trong vòng 30 phút…

 

Bão Mặt trời gây ra bão từ.GS - TS Nguyễn Đình Noãn, ĐH Vinh cho biết: “Gọi là bão Mặt trời vì trong lòng mặt trời có phản ứng nhiệt thạch luôn luôn tỏa ra năng lượng (giống như một nồi nước đang sôi, tăng thêm nhiệt lượng, nước sẽ bùng lên, tung ra). Lúc hoạt động mạnh, mặt trời có nhiều vết đen và có những vụ nổ”.

 

Khi đó có dòng hạt mang điện electron, proton, một số hạt nhân nguyên tử nhẹ chuyển động tạo nên dòng điện. Khi đi đến trái đất, làm cho từ trường trái đất thay đổi. Trong khi trên trái đất, mọi vật đều có điện nên sẽ làm cho trái đất xuất hiện một dòng cảm ứng. Lúc này ba dòng: từ trường trái đất, từ trường cảm ứng của trái đất và từ trường của dòng các hạt mang điện đi từ mặt trời tác động lên nhau làm cho kim nam châm luôn luôn thay đổi, hiện tượng đó gọi là bão từ.

 

Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh.

  

 Nguy hại sức khỏe con người, tổn thất kinh tế

Các thiết bị vệ tinh hoạt động ngoài không gian sẽ chịu trận đầu tiên

 

Theo Viện Vật lý địa cầu, bão từ từ cấp độ G3 (từ 200nT trở lên) có thể gây rất nhiều phiền toái cho con người. Trong công nghiệp, khi bão từ xảy ra sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng rất lớn song song với từ trường của dòng điện 500kV. Dòng điện này làm hỏng rơle tự động của trạm biến áp, gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm điện và cấp điện.

 

GS-TS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cảnh báo, bão từ với cường độ từ 200nT trở lên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt những người mắc bệnh thần kinh, xương, khớp.

 

Theo PGS – TS Hà Duyên Châu, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện KH –CN Việt Nam), trong lịch sử, bão từ mạnh đã để lại không ít hệ lụy, đặc biệt là với hệ thống truyền tải điện, thiết bị vệ tinh và các ống dẫn dầu khí. Chưa có kết quả cụ thể nào cho thấy bão từ trực tiếp gây chết người. Tuy nhiên, một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô trước đây cho thấy, vào những năm bão từ hoạt động cực đại, số lượng người chết vì bệnh tim mạch tăng 30%.

  

Chỉ có thể phòng chống để hạn chế thiệt hại

 

Theo PGS – TS Hà Duyên Châu, có nhiều biện pháp mà các nước trên thế giới đã áp dụng như: Đặt các trị số mới cho hệ thống rơle, thông báo các dự báo bão từ, theo dõi sự bất đối xứng của điện thế, giảm công suất vận hành khi nhận được dự báo có bão từ. Đồng thời, đo thường xuyên dòng điện cảm ứng tại nhiều điểm trong hệ thống, tính toán và lắp đặt các thiết bị bảo vệ phù hợp...

 

Ở một số nơi trên thế giới khi có bão từ xảy ra, những người điều trị trong bệnh viện liên quan tới bệnh tim mạch và thần kinh được đưa vào một cái lồng xung quanh là sắt có tác dụng ngăn cản biến thiên. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có điều kiện xây dựng những nhà chống từ.

 

Theo GS – TS Nguyễn Đình Noãn, khi bão Mặt trời hoạt động, tùy thuộc vào vùng kinh tuyến các nước sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mặc dù vậy, với những người cần phải đi ra ngoài trong thời điểm xảy ra bão Mặt trời phải mang kính, thoa kem dưỡng da chống tia tử ngoại để bảo vệ da và mắt. Nên tính toán để ngưng hoạt động các thiết bị vệ tinh vào thời điểm xảy ra bão. Ngay cả các máy chữa bệnh có dùng đến thiết bị điều khiển tự động cũng cần tính toán để tránh bị ảnh hưởng. Với những người mắc bệnh tim mạch, thần kinh, tuyệt đối không đi ra ngoài trong thời điểm này. 

 

Theo các nhà khoa học vật lý địa cầu thế giới dự báo, năm 2012 là thời điểm “thức giấc” của hiện tượng thiên nhiên này. Năm 2012, một cơn bão cực mạnh sẽ tấn công Trái đất. Trước hiện tượng khắc nghiệt của vũ trụ này, con người không thể hạn chế. Các nhà khoa học cũng chưa đưa ra các dự báo để giảm thiểu thiệt hại.

 

Dự báo trong năm 2012 này, Việt Nam sẽ hứng chịu khoảng 40 – 45 trận bão từ, trong đó có khoảng 4 trận cực mạnh với cấp độ G5.

 

Những trận bão từ trong lịch sử:

 

Trong các giai đoạn 1860-1907, 1918-1929, bão từ đã nhiều lần khiến hệ thống điện tín châu Âu liên tục bị dừng.

Năm 1940, một trận bão từ đã làm toàn bộ hệ thống điện lực của Mỹ bị ngừng hoạt động.

Năm 1957, hệ thống điện lực ở Canada từng bị hỏng do bão từ.

Năm 1989, hệ thống đường dây điện 500KV ở Quebec (Canada) tê liệt trong 9 giờ gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Trung Phong
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bão từ và tác động của nó đến đời sống con người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI