Thứ sáu, 22/11/2024, 20:23:41 PM (GMT+7)

Có tuyết đen, vàng, đỏ, xanh? Tin ảnh

(10:36:37 AM 03/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Nguyên nhân gây ra hiện tượng tuyết có màu “đen” là ô nhiễm môi trường không khí.

Tuyết thông thường có màu trắng, là do khi tia sáng Mặt trời "chạm" vào tuyết, nó bị tán xạ bởi vô số những tinh thể băng và túi khí bên trong. Gần như toàn bộ tia sáng bị bật ngược trở lại, ra khỏi hạt tuyết. Vì thế, tuyết giữ nguyên màu sắc của ánh sáng Mặt trời là màu trắng.

 

 

Tuy nhiên, thời gian gần đây có thông tin một trận tuyết màu đen đã rơi xuống vùng Oktyabr, tỉnh Omsk của Nga. Đây là lần thứ 2 hiện tượng này xảy ra tại khu vực trung tâm của vùng. Trước đó những bông tuyết sẫm màu cũng đã rơi xuống khu vực Volzsk. Ở một số nước khác cũng xuất hiện hiện tượng tuyết đen hoặc có màu tối.

 Tuyết có màu đen ở Nga.

Các nhà khoa học đang phân tích thêm nhưng ô nhiễm môi trường không khí được cho là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tuyết có màu lạ như vậy. 


Ô nhiễm không khí xảy ra thường do hoạt động của các nhà máy khai thác sản xuất than đá, nhà máy nhiệt điện… xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Các khí độc như cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon(CFCs) và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Sự có mặt của các chất trên làm cho không khí không sạch, có mùi khó chịu và giảm tầm nhìn xa.


Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Ô nhiễm không khí đến từ cả con người lẫn tự nhiên, có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
 
Nguồn tự nhiên:
 
- Núi lửa: Núi lửa phun ra nham thạch nóng, nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.

- Cháy rừng: Các đám cháy rừng thường lan rộng, thải ra nhiều bụi.'
 
- Bão bụi xảy ra do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
 
- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
 
Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. 


- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.

 

- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
 
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải và sinh hoạt của con người.

 
Như vậy, ngoài tuyết đen còn có tuyết vàng, tuyết xám…hiện tượng tuyết có màu bất thường như trên là do ô nhiễm không khí gây ra. Tuyết đen, tuyết vàng thường do các cơn bão cát tràn qua. Tuyết nâu thường do một khu công nghiệp nào đó xả thải ra môi trường…Đó là những hiện tượng từng xảy ra và không hiếm gặp.

Ngoài ra, bạn còn có thể thấy tuyết với đủ các màu sắc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Tuyết màu đỏ ở dãy núi Nevada, Mỹ: 


Tuyết ở đây có màu đỏ vì có loại tảo cực nhỏ Chamydomonas di chuyển dưới lớp tuyết. Người dân địa phương thường xuyên ăn tuyết bởi vì nó có vị ngọt của hoa quả. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho rằng việc ăn loại tuyết màu đỏ có thể dẫn đến tiêu chảy.

Ngoài ra, tuyết màu đỏ cũng từng xuất hiện tại thành phố Buffalo, New York, Mỹ nhưng đây không phải một hiện tượng tự nhiên. Tuyết có màu đỏ là do các công nhân phá hủy một nhà máy sản xuất đồ ăn nhuộm màu đỏ, đường ống chứa 2,3 kg chất tạo màu đỏ đã vỡ và chảy xuống tuyết, tạo nên một màu đỏ hồng rất đẹp. Tuy nhiên, tuyết ày không hại gì cho sức khỏe của con người.

Tuyết màu vàng ở đảo Sakhalin, Nga:


Tuyết màu vàng không thể ăn được giống như tuyết màu đỏ, thậm chí chúng còn bị cho là rất nguy hiểm và độc bởi màu vàng ở đây chính là chất thải từ các nhà máy lọc dầu và khí đốt.

Tuyết màu xanh ở dãy núi Alps, châu Âu:

 


Tuyết có màu xanh lá cây tuyệt đẹp này là do tảo tạo nên.


Tuyết màu tím:


Tuyết màu tím thường xuất hiện vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, do những tinh thể tuyết phản xạ và khuyếch đại màu hoa oải hương.

Tuyết màu cam ở Siberia, Nga:
 


Tuyết màu cam xuất hiện tại 3 vùng miền khác nhau ở Siberia, Nga. Tuy có màu đẹp nhưng những bông tuyết này có mùi rất khó chịu và rất trơn. Sự ô nhiễm của các nhà máy nơi đây có thể là nguyên nhân.
Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Có tuyết đen, vàng, đỏ, xanh?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI