Hỏi và đáp
“Bức xúc” về việc “không bán được hàng” 
(09:19:05 AM 16/11/2012)
Mỗi lần âu yếm nhau nhưng không được “đi tới nơi, về tới chốn”, cháu thấy trong người rất khó chịu, thậm chí còn bực bội. Đặc biệt là sau mỗi lần như vậy, cháu thấy hạ bộ mình cứ nằng nặng, rất khó ngủ. Tại sao lại như vậy?
Hôm rồi, có người bà con ở quê mang cho một hủ rượu ngâm cá ngựa và tắc kè, cháu uống thử thấy lòng rất rạo rực. Có phải đây là thứ rượu “ông uống bà khen”? Dùng như thế nào cho phù hợp?
Bạn trẻ thân mến,
Nên vui mừng vì bà xã tương lai kiên quyết bảo vệ vững chắc “biên cương cõi bờ” cho đến phút cuối cùng như vậy. Có lẽ cô ấy quan niệm “ba mươi chưa phải là tết” và muốn để dành điều tuyệt vời nhất cho “đêm giao thừa”. Thôi thì hãy chấp nhận điều đó với tâm trạng của… chú cáo trước chùm nho. Ba mươi cho đến giao thừa cũng chỉ còn vài khoảnh khắc, đã chờ đợi bao nhiêu lâu nay rồi thì ráng thêm chút nữa để mọi thứ trọn vẹn.
Còn về vấn đề “nằng nặng” kia thì cũng là bình thường. Ham muốn tình dục là một quá trình từ thấp đến cao: khi cảm xúc đã lên đến đỉnh điểm thì tất yếu sẽ dẫn đến đòi hỏi phải có cách gì đó để “giải phóng năng lượng”.
Quá trình này có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tinh thần. Từ ham muốn (suy nghĩ) đến thực hành (quan hệ) và về đích (xuất tinh) là một chuỗi các quá trình phức hợp và liên tục của việc xuất tiết, hình thành áp lực trong túi chứa tinh, tống và phóng tinh ra ngoài...
Ảnh minh họa
Khi sự ham muốn dâng cao mà không có “phương tiện” để giải phóng những thứ đã hình thành, tất nhiên sẽ làm cho người ta thấy bực bội, khó chịu, ngủ không được vì hàng đã sản xuất mà không có ai mua, phải chấp nhận tồn kho! Đồng thời áp lực trong túi chứa tinh sẽ gây ra cảm giác tưng tức, nằng nặng ở bên dưới.
Những lúc như vậy, bạn nên hướng suy nghĩ của mình vào việc khác, tìm một việc gì đó làm để đầu óc bị chi phối, không còn tập trung vào vấn đề của “thằng nhỏ”. Chẳng hạn như đọc sách, xem tivi, dọn dẹp nhà cửa hoặc ra ngoài đi dạo…
Về món “bửu bối” mà người bà con mang tặng bạn thì theo Đông y, rượu hải mã, tắc kè có vị mặn, tính ôn có tác dụng bổ phế thận, ích tinh, trợ dương, chữa hen, trị liệt dương. Người ta thường ngâm một cặp tắc kè (1 đực, 1 cái mổ bỏ ruột) với vài cặp hải mã, thêm vỏ cam quýt với rượu cao độ. Liều dùng mỗi ngày một chung nhỏ (khoảng 10 – 15ml).
Hiện thời bạn đang “bức xúc” về việc “không bán được hàng”, vậy thì không nên uống cái thứ rượu này bởi uống vô sẽ càng thêm bức xúc, khó giữ mình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
-
Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
-
Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
-
Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
-
Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
-
Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
-
Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
-
Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
-
Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)