Hỏi và đáp
Vì sao không thể phát hiện sớm sao băng tại Nga?
(18:53:33 PM 17/02/2013)Những ngày qua, cả thế giới đã được 2 phen “hoảng hồn” bởi những vật thể từ ngoài Trái Đất. Ngày 15/2, hơn 1200 người dân khu vực phía Đông của Nga đã bị thương khi một thiên thạch có trọng lượng ước tính 10.000 tấn, có sức công phá bằng 30 quả bom nguyên tử nổ tung trên bầu trời khu vực vùng núi Ural. Sóng xung kích từ vụ nổ khiến hơn 4.000 tòa nhà trong vùng bị hư hại.
Chưa đầy 24 giờ sau, một thiên thể lớn hơn, có tên 2012 DA14, bay sượt qua Trái đất ở một khoảng cách gần nhất từ trước đến nay. Nhưng khác với vụ nổ sao băng tại Nga, các nhà thiên văn đã quan sát, theo dõi 2012 DA14 suốt hơn một năm và biết chính xác nó không thể gây hại cho Trái đất.
Cùng là những thiên thể, vậy tại sao các nhà khoa học lại chỉ phát hiện được 2012 DA14, trong khi không hề có thông tin nào về sao băng tại Nga? Câu hỏi này đã được NASA giải đáp trong cuộc họp báo mới đây.
Theo những số liệu cơ quan này công bố, sao băng nổ tung trên bầu trời nước Nga đã bay vào khí quyển với vận tốc 64.000 km/h, nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ di chuyển của 2012 DA12. Sau chừng 30 giây trong không trung, khối sao băng nổ tung ở độ cao chừng 20 – 25km so với mặt nước biển.
Chính sóng xung kích từ vụ nổ đã gây hư hại cho các tòa nhà tại thành phố Chelyabinsk, làm nhiều người bị thương. Nhưng chưa có trường hợp nào bị thương do mảnh thiên thạch bay trúng người. “Nếu bạn có mặt ở đó, hẳn sẽ thấy một quả cầu lửa sáng hơn cả mặt trời”, Paul Chodas, nhà khoa học thuộc Chương trình các vật thể gần Trái đất của NASA khẳng định.
Cũng theo nhà khoa học này, NASA không thể phát hiện thiên thể lao xuống bầu trời nước Nga bởi sự kiện này diễn ra vào ban ngày. Những vụ việc như vậy là gần như không thể phát hiện sớm bởi các kính viễn vọng chỉ trông thấy các vật thể trong vũ trụ vào ban đêm.
Rất may là cả 2 thiên thể trên đều khá nhỏ nên ít có khả năng lao xuống mặt đất. Ông Chodas cho biết cứ khoảng 100 năm mới có một một thiên thể giống như thiên thể đã nổ trên bầu trời nước Nga có thể lao xuống mặt đất. Và việc thiên thể này xuất hiện cùng ngày với 2012 DA14 chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Những mối đe dọa thực sự với Trái đất là các tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn, giống như sao băng từng khiến loài khủng long tuyệt chủng. NASA khẳng định họ đã nhận diện được khoảng 95% các tiểu hành tinh có kích thước đủ lớn và bay đủ gần Trái đất để được xem là có thể gây nguy hiểm.
Còn tại nước Nga, sau vụ nổ sao băng trên, Phó thủ tướng nước này, ông Dmitry Rogozin cũng đã kêu gọi thiết lập một hệ thống phát hiện và loại trừ các mối đe dọa từ không gian. “Loài người cần tạo ra một hệ thống để nhận diện và vô hiệu hóa các vật thể có thể đe dọa tới Trái đất”, ông Rogozin viết trên trang Twitter của mình một ngày sau vụ nổ khiến nước Nga thiệt hại khoảng 33 triệu USD.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông khẳng định dự thảo kế hoạch đối phó với các vụ việc tương tự sẽ được trình lên Thủ tướng Nga Medvedev trong ngày mai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.