Tin tức » Hoạt động VACNE
Việt Nam chuẩn bị cho Thỏa thuận toàn cầu về Biến đổi khí hậu 2015
(07:59:25 AM 18/09/2015)Nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu đã tham gia thảo luận một số nội dung xoay quanh vấn đề này; đóng góp ý kiến xây dựng quan điểm của Việt Nam cho Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu 2015 (COP21) sắp diễn ra tại Pháp.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 23/9, New York, Mỹ (Ảnh UN).
Theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Trưởng ban thường trực, Ban công tác đàm phán của Việt Nam về Biến đổi khí hậu: Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với toàn cầu là rất khốc liệt. Tại Việt Nam, trong 50 năm qua, nền nhiệt độ trung bình đã tăng thêm 0,5 độ C, nước biển dâng cao 20 cm. Biến đổi khí hậu đã làm thiệt hại khoảng 1,5% GDP. Mỗi năm, thiên tai ở Việt Nam đã cướp đi 500 sinh mạng. Các chuyên gia cũng dự báo, có khả năng vào năm 2100, nền nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng lên từ 2-4 độ C, nước biển dâng cao 100 cm, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20 triệu cư dân.
Chia sẻ về quan điểm chủ yếu của Việt Nam đối với Thỏa thuận 2015 dự kiến sẽ được thiết lập tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu 2015 (COP21) diễn ra tại Pháp trong thời gian tới, ông Phạm Văn Tấn cho rằng: Thỏa thuận 2015 cần phải thể hiện đúng nguyên tắc của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Theo đó, tất cả các bên cần đóng góp chung vào mục tiêu toàn cầu giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở năng lực và hoàn cảnh quốc gia, trong đó tính đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển, trách nhiệm lịch sử của các nước phát triển. Thỏa thuận 2015 phải bao trùm các lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ, tài chính, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực, bảo đảm rõ ràng, minh bạch về thông tin liên quan đến đóng góp của các quốc gia về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực. Bên cạnh đó, đóng góp về giảm nhẹ khí nhà kính cần có hệ thống giám sát kiểm tra của các bên.
Mặc dù Việt Nam chưa phải là quốc gia phát thải lượng lớn khí nhà kính, nhưng lượng khí này của Việt Nam đang ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Từ năm 2000 đến năm 2010, lượng khí nhà kính trên đầu người của Việt Nam đã tăng 180% và tổng lượng khí thải nhà kính tăng 150%. Theo Cục Khí tượng - thủy văn và Biến đổi khí hậu, để khống chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2 độ C giai đoạn 2020 thì theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các bên thuộc Công ước, đặc biệt là nước phát triển phải cam kết giảm phát thải nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình của toàn cầu. Việc xây dựng dự kiến đóng góp quốc gia tự quyết định về giảm nhẹ khí nhà kính được xem là đầu vào quan trọng cho quá trình đàm phán về thỏa thuận khí hậu trong phiên đàm phán của các bên thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu trong năm 2015. Đồng thời, đây cũng được xem như là một biểu hiện quan trọng về nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đối chiếu giữa việc cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược, văn bản quy phạm pháp luật, các đề án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện tốt Công ước cũng như giảm nhẹ những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.