Tin tức » Hoạt động VACNE
Việt Nam cam kết đóng góp cùng cộng đồng quốc tế chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu
(12:24:50 PM 12/10/2015)
Đây là cam kết nêu trong Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) được Việt Nam gửi cho Ban Thư ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào ngày 30 tháng 9 vừa qua.
Để ghi nhận nỗ lực của các bên liên quan trong thời gian qua và chuẩn bị thực hiện INDC trong thời gian tới, sáng nay tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa liên bang Đức (BMUB) ủy quyền Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức Hội nghị công bố Báo cáo INDC.
Tham gia Hội nghị có các thành viên của Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu (VPCC); đại diện các bộ ngành; các đối tác phát triển; các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng Thỏa thuận Khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ trái đất tăng dưới 2oC vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC lần thứ 19 (COP19) tại Ba Lan năm 2013 đã kêu gọi tất cả các Bên xây dựng INDC.
Việc xây dựng và đệ trình INDC là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia UNFCCC. Chính phủ Việt Nam giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Báo cáo INDC của Việt Nam. Các Bộ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế đã tham gia và có những đóng góp cụ thể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện INDC.
Đến nay Báo cáo đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Ban Thư ký UNFCCC. INDC của các Bên tham gia sẽ là đầu vào quan trọng cho quá trình chuẩn bị đàm phán tại COP21 diễn ra tại Pa-ri, Pháp, vào cuối năm 2015.
INDC của Việt Nam cung cấp các thông tin cơ bản về mức đóng góp của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH dự kiến sẽ được thực hiện đến năm 2030. Nội dung đóng góp gồm đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện so với kịch bản phát triển thông thường. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước. Các đóng góp có điều kiện là những hoạt động có thể được thực hiện nếu nhận được nguồn hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế.
Các đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tập trung vào các lĩnh vực năng lượng (gồm cả giao thông), nông nghiệp (gồm cả sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) và chất thải. Các đóng góp về thích ứng tập trung vào nông nghiệp, tài nguyên nước, lâm nghiệp ở vùng đồng bằng, ven biển, vùng núi và đô thị.
Là quốc gia đang phát triển không gây ra biến đổi khí hậu nhưng lại chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và dự báo đến 2030, Việt Nam tin rằng đóng góp của Việt Nam là công bằng, thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia cùng cộng đồng quốc tế chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hôm nay (12/10), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) với Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên Ban Đức (BMUB) ủy quyền Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức GIZ, tổ chức hội thảo công bố Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC).
Tổ công tác quốc gia đã cùng song hành với UNDP, GIZ Việt Nam và các cơ quan, ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện INDC. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt INDC và Việt Nam đã đệ trình INDC lên Ban thư ký Công ước Khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam cam kết đóng góp cùng cộng đồng quốc tế chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.