»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:46:22 AM (GMT+7)

Thêm 27 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(15:26:48 PM 08/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/11/2023, Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, xét duyệt hồ sơ, công nhận 27 cây cổ thụ của thành phố Hà Nội và các tỉnh: Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên – Huế, Bến Tre, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.

Thêm[-]27[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]lọt[-]vào[-]danh[-]sách[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam

Một góc đình Tân Hưng, ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) nơi có cây Đa hơn 120 năm được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
 

Trong đợt xét lần này, thành phố Hà Nội là địa phương chiếm hơn một nửa số lượng cây được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam. Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Cao Bằng, với số lượng 07 cây và các tỉnh còn lại, mỗi nơi chỉ có 01 cây được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam. Nhưng hầu hết những cây này, đều là những cây cổ thụ đặc sắc.

 
Tất cả 16 cây cổ thụ cây cổ thụ của Tp. Hà Nội được Hội đồng xét, công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam trong đợt này, đều ở vùng ngoại thành (huyện Thanh Oai). Cụ thể là 02 cây Muỗm  và 01 cây Đa, được người xưa trồng trong khuôn viên đình thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê cách đây hơn 300 năm. Tại Khúc Thuỷ còn có 01 cây  Muỗm và 01 cây Đa được trồng bên ngôi Miếu cổ cũng được Hội đồng công nhận đủ tiêu chí là Cây Di sản Việt Nam. Cây Đa bên Chùa và một câu Đa khác ở Quán Đông (hơn 200 năm và cùng ở thôn Khê Tang, xã Cự Khê) cũng được Hội đồng nhất trí công nhận đủ tiêu chí Cây Di sản Việt Nam.
 
Cây Duối trên 300 năm ở Quán Hạ, thôn Khê Tang và 8 cây cổ thụ khác (01 cây Hoàng Lan 02 cây Đa 04 cây Muỗm và 01 cây Nhãn từ 200 đến 300 năm ở thôn Cự Đà) thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
 
Trong đợt xét lần này, cả 07 cây cổ thụ của tỉnh Cao Bằng được công nhận đủ tiêu chí Cây Di sản Việt Nam đều ở huyện Nguyên Bình và huyện Hoà An. Cụ thể là 02 cây Đa hơn 300 năm và cây Ngọc Lan có chu vi thân hơn 3 mét trong khuôn viên đền Vua Lê, xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An và 04 cây Dã hương hơn 130 năm ở khuTài Soỏng, xóm Tổng Sơ, xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình.
 
Tuy có một cây rất cổ thụ hơn 350 năm bị loại (vì không đủ điều kiện bảo tồn) nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn có 01 cây khác được công nhận. Đó là cây Đa gần 300 năm bên chùa Xuân Lôi, xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
           
Tỉnh Vĩnh Phúc có cây Đa gần 500 năm, chu vi thân 7,8 m; chiều cao 25 m trong khuôn viên đình Xạ Hưng, thôn Phô Cóc, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo được công nhận đủ tiêu chí là Cây Di sản Việt Nam.
 
Khu vực miền Trung và Nam Bộ có:  cây Bàng 130 tuổi, chu vi thân gần 4,5 m, trong khuôn viên trường PTCS thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và cây Đa hơn 120 năm trong khuôn viên đình Tân Hưng, ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
 
Hội đồng kiến nghị: nhiều cây cổ thụ của các địa phương được xét lần này, phải dỡ bỏ bồn xây bó gốc và mở rộng thêm không gian sống cho cây, trước khi làm Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam.
T.H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thêm 27 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI