»

Thứ năm, 31/10/2024, 20:23:09 PM (GMT+7)

Tăng cường thể chế quản lý, nguồn lực thực hiện Nghị định thư Nagoya về ABS

(20:48:37 PM 28/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 28/9 tại Hà Nội, Cục Bảo tồn Đa đang sinh học đã tổ chức hội thảo "Tham vấn đánh giá các quy định về ABC và việc tăng cường thể chế quản lý, nguồn lực nhằm thực hiện Nghị định thư Nagoya về ABS tại Việt Nam".

Tăng[-]cường[-]thể[-]chế[-]quản[-]lý,[-]nguồn[-]lực[-]thực[-]hiện[-]Nghị[-]định[-]thư[-]Nagoya[-]về[-]ABS

TS. Phạm Anh Cường - Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phát biểu

 

Hội thảo có sự tham dự của TS. Phạm Anh Cường - Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học; Bà Makiko Yashiro, Cán bộ chương trình, Văn phòng UNEP khu vực châu Á-Thái Bình Đường và đại diện các Bộ, ban, ngành, cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia đối tác.


Hội thảo diễn ra nhằm đánh giá hiện trạng và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (ABS); xem xét, đánh giá dự thảo khung pháp lý và thể chế quốc gia đối với ABS và xác định các nội dung ưu tiên thực hiện thí điểm về ABS  tại Việt Nam; quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống gắn với nguồn gen và các vấn đề liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống...

 

Tăng[-]cường[-]thể[-]chế[-]quản[-]lý,[-]nguồn[-]lực[-]thực[-]hiện[-]Nghị[-]định[-]thư[-]Nagoya[-]về[-]ABS

Toàn cảnh hội thảo


Việt Nam đã chính thức gia nhập Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học ngày 17/ 3/ 2014 (Nghị quyết số 17/NQ-CP). Việc gia nhập Nghị định thư Nagoya có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn giúp bảo vệ quyền và lợi ích công bằng của người cung cấp nguồn gen và tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen tại Việt Nam.Ngoài ra, sẽ tạo cho Việt Nam một cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích công bằng của người cung cấp nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen ở Việt Nam trong quá trình phát triển thị trường về ABS.

 

Tăng[-]cường[-]thể[-]chế[-]quản[-]lý,[-]nguồn[-]lực[-]thực[-]hiện[-]Nghị[-]định[-]thư[-]Nagoya[-]về[-]ABS

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

TS. Phạm Anh Cường – Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học:

 

Cơ hội để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, của cộng đồng, người dân về giá trị và lợi ích của nguồn gen

 

"Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính ĐDSH cao trên thế giới. Nguồn tài nguyên sinh học có vai trò thiết yếu đối với công cuộc giảm nghèo, là nguồn sống trực tiếp của nhân dân, là cơ sở cho phát triển KT-XH bền vững của quốc gia. ĐDSH được xem là nền tảng cho tăng trưởng xanh, là giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nỗ lực về bảo tồn ĐDSH của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều áp lực và thách thức để duy trì tính toàn vẹn của nguồn gen, loài, quần thể và các hệ sinh thái. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, sự gia tăng dân số và yêu cầu của sự phát triển kinh tế, các nguồn gen động, thực vật, vi sinh vật và cả những kiến thức truyền thống  về nguồn gen này đang bị mai một, suy thoái và  mất dần. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự suy thoái nguồn gen đó là nhận thức về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích còn hạn chế.

 

Trong năm 2010, Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (gọi tắt là Nghị định thư ABS) được Hội nghị các bên tham gia Công ước ĐA dạng sinh học thông qua vào tháng 10 năm 2010 tại Nagoya Nhật bản. Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (ABS) hướng tới mục tiêu đảm bảo tính hợp pháp của các quốc gia cung cấp tài nguyên đa dạng sinh học và tri thức bản địa (chủ yếu là các quốc gia giàu tài nguyên đa dạng sinh học) và các quốc gia sử dụng tài nguyên (phần lớn là các quốc gia phát triển sử dụng cho mục đích nghiên cứu dược phẩm, hóa sinh). Sự ra đời của Nghị định thư Nagoya về ABS là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Công ước đa dạng sinh học, đặc biệt là mục tiêu thứ 3 của Công ước – “chia sẻ hợp lý và công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên di truyền”;

 

Việc tham gia Nghị định thư Nagoya về ABS được xem là một cơ hội để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, của cộng đồng, người dân về giá trị và lợi ích của nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen nói riêng và tầm quan trọng phải bảo tồn ĐDSH nói chung, từ đó phát huy các chính sách pháp luật quốc gia đối với vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Ngoài những lợi ích mang lại trong nước thì việc tham gia Nghị định thư sẽ tạo cho Việt Nam một cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích công bằng của người cung cấp nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen ở Việt Nam trong quá trình phát triển thị trường về ABS...".

HỒNG NHUNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường thể chế quản lý, nguồn lực thực hiện Nghị định thư Nagoya về ABS

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI