»

Thứ tư, 30/10/2024, 04:24:42 AM (GMT+7)

Phát huy vai trò của Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế Biển

(10:47:37 AM 29/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Trong 2 ngày vừa qua, tại Thị trấn Cát Bà, thành phố Hải Phòng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng, Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) và các bên liên quan tổ chức chuỗi sự kiện với chủ đề Phát huy vai trò của Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết 36 NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững.

Đây là những hoạt động nhằm chia sẻ thông tin, đánh giá thực trạng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế biển bền vững tại Việt Nam và kiến nghị các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế Biển bền vững, đảm bảo công bằng xã hội.

 

Phát[-]huy[-]vai[-]trò[-]của[-]Khoa[-]học[-]công[-]nghệ[-]và[-]Đổi[-]mới[-]sáng[-]tạo[-]trong[-]thực[-]hiện[-]Chiến[-]lược[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]kinh[-]tế[-]Biển

TSKH. Nghiêm Vũ Khải – Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu
 
Tham dự hội thảo có TSKH. Nghiêm Vũ Khải – Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; TS. Phan Tùng Mậu – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Lê Khắc Nam - Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng; ông Philip Degenhardt – Giám đốc khu vực Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung khu vực Đông Nam Á và gần 100 đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia về lĩnh vực KH&CN liên quan, các địa phương vùng duyên hải Bắc Bộ, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.
 
Tại đây, các đại biểu không chỉ chia sẻ kinh nghiệm tại các phiên thảo luận bàn tròn và thảo luận chung, mà còn đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể, nhằm hoàn chỉnh các chính sách và luật pháp của Việt Nam, xây dựng kế hoạch hành động của VUSTA để thực hiện tốt Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam giai đoạn 2019-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể, đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng.
 
Ông Nghiêm Vũ Khải khẳng định: Nghị quyết số 36 NQ/TW là văn kiện rất quan trọng, trong đó đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá, cùng các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp rất cụ thể, có tầm chiến lược và ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tổ chức chuỗi các hoạt động này có ý nghĩa thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Tổng cục Biển và Hải đảo với các bên liên quan cũng như 28 tỉnh thành có biển trong cả nước. Tại đây các đại biểu thảo luận và khuyến nghị về các chủ đề lớn của phát triển kinh tế biển bền vững như phát triển hạ tầng, tài nguyên và môi trường biển, du lịch biển bền vững, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và người dân ven biển. Theo quan điểm của ông Phó Chủ tịch VUSTA, vấn đề phát triển kinh tế biển bền vững cần đặt trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt là đảm bảo sự tham gia của cộng đồng cư dân và cộng đồng doanh nghiệp ven biển. Hội thảo lần này cũng là một mốc son ghi nhận sự hợp tác giữa Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và Tổng cục Biển và Hải đảo, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Phát triển kinh tế biển bền vững, sẽ là nội dung nổi bật, là chủ đề không thể thiếu trong mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức nhân dân, cũng như các quốc gia trong khu vực.
 
 

Phát[-]huy[-]vai[-]trò[-]của[-]Khoa[-]học[-]công[-]nghệ[-]và[-]Đổi[-]mới[-]sáng[-]tạo[-]trong[-]thực[-]hiện[-]Chiến[-]lược[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]kinh[-]tế[-]Biển

TS. Tạ Đình Thi – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo
 
TS. Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo - cơ quan tham mưu và điều phối báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ-TW đã đánh giá rất cao những nỗ lực của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội BVTN&MT Việt Nam cho bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Nhất là trong việc nghiên cứu, tư vấn xây dựng chính sách, chiến lược KH&CN biển. Nhờ đó, một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế. Theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Thông qua đó, giúp thay đổi nhận thức của xã hội và cộng đồng về biển, hải đảo, hình thành các vùng biển, địa phương có biển trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển, mở cửa, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
 
Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo tại Cát Bà, TP. Hải Phòng vào đúng dịp kỷ niệm 60 ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo. Chuỗi hoạt động của sự kiện đã có tác động tích cực trong việc giảm thiểu chất thải nhựa là việc nhà hàng sử dụng ống hút bằng tre thay bằng ống hút nhựa thông thường.
 
Một số các hoạt động khác trong chuỗi sự kiện được triển khai gồm tham quan học tập mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Ecolife Phù Long, Tọa đàm về vai trò của doanh nghiệp trong giảm ô nhiễm rác nhựa và Chương trình truyền thông giảm sử dụng đồ nhựa tại khu vực Quảng trường thị trấn Cát Bà.
 

Phát[-]huy[-]vai[-]trò[-]của[-]Khoa[-]học[-]công[-]nghệ[-]và[-]Đổi[-]mới[-]sáng[-]tạo[-]trong[-]thực[-]hiện[-]Chiến[-]lược[-]phát[-]triển[-]bền[-]vững[-]kinh[-]tế[-]Biển

Toàn cảnh hội thảo
 
Thông qua các báo cáo tham luận trình bày và thảo luận tại Tọa đàm, Hội thảo và học tập mô hình, truyền thông các đại biểu đã tập trung đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức đồng thời chia sẻ các bài học kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm từ quốc tế để trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng mới trong hợp tác quốc tế về biển và hải đảo. Các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bên liên quan đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, góp ý về quan điểm, chủ trương, mục tiêu cùng với các nhóm giải pháp, nguồn lực cũng như cơ chế hợp tác, điều phối thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là vai trò, trách nhiệm và phương thức tham gia của các tổ chức thành viên, tổ chức trực thuộc nhưng quan trọng nhất là nâng cao vai trò, trách nhiệm tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển trong việc phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển xanh, bền vững.
Bích Thủy - VACNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát huy vai trò của Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế Biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI