»

Thứ sáu, 22/11/2024, 05:50:23 AM (GMT+7)

Khai mạc Hội nghị COP 23 về biến đổi khí hậu

(09:47:08 AM 08/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/11 tại TP. Bonn (Đức) đã khai mạc Hội nghị năm 2017 là Hội nghị lần thứ 23 (COP23) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu. Hội nghị lần này do Fiji làm Chủ tịch được tổ chức từ 6 đến 18/11/ 2017.

Khai[-]mạc[-]Hội[-]nghị[-]COP[-]23[-]về[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

"Save the world" (Cứu trái đất) - một khẩu hiệu xuyên suốt tại COP 23

 

Phiên khai mạc COP 23 bắt đầu với bài hát “Tôi là một hòn đảo” cùng khẩu hiệu: “Cứu trái đất” - Save the World.
 
Hội nghị COP 23 năm nay diễn ra trong bối cảnh trên thế giới xảy ra nhiều cơn bão, lũ lụt, hạn hán, băng tan và tác động đến nông nghiệp đe dọa đến an ninh lương thực. Tại phiên khai mạc Ông Frank Bainimarama, Thủ tướng Fiji được bầu làm Chủ tịch COP 23 nêu rõ nhiệm vụ của các nhà Lãnh đạo là bằng mọi phương thức cần trợ giúp những người chịu tác động của biến đổi khí hậu, cần đạt được những cam kết mà các quốc gia đã đưa ra.
 
Khai[-]mạc[-]Hội[-]nghị[-]COP[-]23[-]về[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Thủ tướng Fiji, Chủ tịch COP 23 phát biểu khai mạc
 
Bà Patricia Espinosa - Tổng thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) xác định là mục đích của COP23 là thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo rằng cấu trúc Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được hoàn thành và tiến tới để đạt được mục tiêu của Thoả thuận,hoàn thành các cam kết cho giai đoạn trước năm 2020.
 
Đầu năm 2017, dữ liệu từ Văn phòng Khí tượng Anh, NASA, Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng khoảng 1.1 độ C so với mức nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Vào ngày 18 tháng 4 năm 2017, thế giới đã vượt qua ngưỡng mới về biến đổi khí hậu khi mức Nồng độ khí nhà kính Carbon Dioxide (CO2) trên Trái Đất vượt qua ngưỡng 410 ppm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, San Diego (UCSD), Mỹ, ghi lại nồng độ khí carbon dioxide (CO2) vượt qua ngưỡng 410 phần triệu (ppm) tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ.
 
Ông Hoesung Lee, Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ Biến đổi Khí hậu (IPCC), cho biết “Báo cáo đặc biệt về tác động của sự nóng lên toàn cầu 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp và các đường phát thải khí nhà kính tương ứng”sẽ được thông qua vào thời điểm diễn ra Hội nghị đối thoại thúc đẩy (Facilitative Dialogue) năm 2018.
 
Bà Barbara Hendricks, Bộ trưởng Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân, Đức thông báo tin vui rằng Đức sẽ đóng góp thêm 50 triệu Euro cho Quỹ Thích ứng vào năm 2017.
 
Khai[-]mạc[-]Hội[-]nghị[-]COP[-]23[-]về[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Đại diện Đoàn Việt Nam tại phiên khai mạc
 
Đoàn Việt Nam tham dự COP 23 do Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân làm Trưởng đoàn gồm đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng.
 
Đại diện các Bộ sẽ tham dự các Phiên họp trong khuôn khổ COP 23. Nội dung dự kiến đàm phán tại COP 23 tiếp tục tập trung vào xây dựng các quy định chi tiết để thực hiện giảm nhẹ, thích ứng, tăng cường năng lực, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, Đóng góp do quốc gia tự quyết định(NDC), Khung minh bạch, Đánh giá nỗ lực toàn cầu, Hội nghị đối thoại thúc đẩy 2018... Các nội dung này được thảo luận ở các cấp độ khác nhau tại các phiên đàm phán cấp kỹ thuật thuộc các Phiên họpBan bổ trợ thực hiện lần thư 47 (SBI 47); Ban bổ trợ Khoa học và Công nghệ lần thứ 47 (SBSTA 47); Hội nghị lần thứ 13 các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP 13); Phiên họp thứ nhất, lần 4 của Nhóm công tác đặc biệt chuẩn bị triển khai Thoả thuận Paris (APA 1.4).
 
Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) được các Bên thông qua năm 1992 là văn bản pháp lý cơ bản toàn cầu đầu tiên nhằm tập trung nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thế giới để ứng phó với BĐKH. Công ước chia các quốc gia thành hai nhóm nước, nhóm thuộc Phụ lục I và nhóm không thuộc Phụ lục I.
 
Nhóm thuộc Phụ lục I chủ yếu là các quốc gia giàu, đã phát triển và đã phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính (KNK), nguyên nhân chính gây BĐKH. Các nước này có trách nhiệm đi đầu trong ứng phó BĐKH và hỗ trợ các nước không thuộc Phụ lục I ứng phó BĐKH.
 
Nhóm các nước không thuộc Phụ lục I là các nước còn lại, chủ yếu là các nước nghèo, đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Do chưa phát thải nhiều trong quá khứ nên trách nhiệm ứng phó với BĐKH của các nước này nhẹ hơn.
 
Hàng năm, các quốc gia tham gia Công ước (gọi là các Bên) lại tập trung tại Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC (gọi tắt là Hội nghị COP) để kiểm điểm tình hình thực hiện Công ước, đề ra các nội dung chi tiết triển khai thực hiện. Cho đến nay đã tổ chức được 22 Hội nghị hàng năm. Hội nghị năm 2017 là Hội nghị lần thứ 23 (COP23) do Fiji làm Chủ tịch được tổ chức tại Cộng hoà liên bang Đức từ 6 đến 18 tháng 11 năm 2017. 
(Theo Monre)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai mạc Hội nghị COP 23 về biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI