Tin tức » Hoạt động VACNE
Hội thảo Lượng giá, đánh giá và lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quy hoạch phát triển
(15:21:47 PM 12/07/2016)Quang cảnh hội thảo
Dịch vụ hệ sinh thái là các lợi ích mà thiên nhiên đem lại cho con người. ValuES được xem như một công cụ hiệu quả để tính toán và chuyển đổi các lợi ích hữu hình và vô hình thành giá trị tiền tệ nhờ đó mà hậu quả từ việc suy thoái và mất đi của các dịch vụ HST được nhìn thấy rõ ràng cụ thể hơn. Công cụ này giúp cho các nhà lập kế hoạch và ra quyết định hiểu rõ hơn giá trị kinh tế của đa dạng sinh học và các loại hình dịch vụ HST khác nhau.
Tuy nhiên, những công cụ trên vẫn chưa được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong quá trình quy hoạch ở cả cấp địa phương lẫn trung ương. Hướng dẫn áp dụng và thực hiện các công cụ này cũng chưa được xây dựng bằng tiếng Việt.
Cho đến nay, giá trị của các dịch vụ HST vẫn chưa được đề cập trong các quyết định quy hoạch và đầu tư, các dịch vụ tự nhiên vẫn được xem như là các dịch vụ “miễn phí” hay các dịch vụ “hàng hóa công ”. Việc lượng giá các dịch vụ HST giúp hỗ trợ quá trình nhận thức và đánh giá, đồng thời nắm bắt được các giá trị kinh tế của các HST. Từ đó, lượng giá dịch vụ HST giúp xác định được mối tương quan giữa kinh tế-xã hội với việc sử dụng HST. Lượng giá kinh tế dịch vụ HST cũng giúp xác định các phần thưởng xứng đáng cho những người dân địa phương đang góp phần bảo vệ HST.
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc lồng ghép các dịch vụ HST vào quá trình quy hoạch. “Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc việc làm thế nào để áp dụng các bài học kinh nghiệm của quốc tế và khu vực để áp dụng lượng giá HST ở cấp quốc gia” ông nói.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) phát biểu
Ông Nguyễn Thế Chinh đã nhận được sự hưởng ứng từ đại diện đến từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ. “Hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho đời sống và sinh kế của người dân, đặc biệt là tại các cộng đồng bản địa” ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Phát triển bền vững, UNDP phát biểu. “Giá trị kinh tế của các dịch vụ HST hiện nay vẫn chưa được xem trọng và lồng ghép một cách đầy đủ vào quy hoạch phát triển, lập ngân sách, và quá trình ra quyết định. Việc lượng giá dịch vụ HST là cần thiết để tăng cường nhận thức và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và phục hồi các HST. Các HST khỏe mạnh cung cấp các lợi ích to lớn về mặt sức khỏe và tiết kiệm cho cộng đồng cũng như giúp cho việc đạt được các mục tiêu lớn hơn về xóa đói giảm nghèo và hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDG)”
“Các hệ sinh thái đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế của một quốc gia thông qua các dịch vụ mà chúng đem lại: Ví dụ như, rừng ngập mặn cung cấp bãi sinh sản cho các loài cá và bảo vệ bờ biển khỏi các trận lũ lụt; các cánh rừng giúp kiểm soát xói mòn đất và điều tiết dòng chảy của các con sông để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo ra năng lượng” ông Michael Wahl, Cố vấn trưởng dự án Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào Hệ sinh thái tại Việt Nam (EbA), GIZ Việt Nam chia sẻ. “Lượng giá các dịch vụ HST và lồng ghép chúng vào quy hoạch phát triển và các quyết định đầu tư là cần thiết để đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh, GIZ sẽ tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan để lồng ghép tốt hơn các dịch vụ hệ sinh thái vào các chính sách”.
Tại hội thảo, với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và địa phương, các trường đại học và viện nghiên cứu, khái niệm và các nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam và các quốc gia khác đã được trình bày và chứng minh rằng ValuES là một công cụ hiệu quả cho các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định trong vấn đề bảo tồn môi trường và quy hoạch phát triển.
Hội thảo đã được tổ chức bởi ISPONRE trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực thực hiện các Công ước Rio”, do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua UNDP, phối hợp với “Chương trình Đa dạng sinh học rừng”, “Dự án ValuES toàn cầu” của GIZ do các Bộ của Đức liên quan đến lĩnh vực hợp tác kinh tế (BMZ) và môi trường (BMUB) tài trợ, và “Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam” của Tổ chức Winrock International do USAID tài trợ.
Cũng trong dịp này, một khóa tập huấn 03 ngày cũng sẽ được tổ chức cho những giảng viên, những người sẽ tiếp tục giới thiệu công cụ này đến các Tỉnh và là những người sẽ đào tạo tiếp một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp trực tiếp tính toán và thực hiện nghiên cứu lượng giá dịch vụ HST cho Chính phủ và các chính quyền địa phương khi họ quyết định lồng ghép các công cụ này vào quá trình ra quyết định.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo Lượng giá, đánh giá và lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quy hoạch phát triển
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.