Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ sáu, 01/11/2024, 02:34:48 AM (GMT+7)
Hội thảo “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Hải Phòng”
(17:40:50 PM 23/12/2016)(Tin Môi Trường) - Ngày 23/12/2016 tại Hải Phòng đã diễn ra Hội thảo "Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Hải Phòng". Hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hải Phòng, Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng và Công ty Thanh Phúc tổ chức.
>> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam >> Bão số 2 đang hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Xuân Bình, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng; Ông Vũ Duy, Phó Giám độc Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng; Ông Trần Duy Cảnh, Chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP Cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc, Hải Phòng cùng với các cán bộ của đơn vị Sở, Dự án; các cơ quan thông tấn báo chí đến đưa tin.
Hội thảo diễn ra với mục đích chia sẻ và quảng bá rộng rãi hơn nữa kết quả đạt được về công nghệ sản xuất và sử dụng gạch không nung và thiết bị sản xuất gạch không nung do công ty trong nước chế tạo. Đồng thời, giới thiệu kết quả thực hiện dự án trình diễn sản xuất gạch bê tông và công nghệ chế tạo thiết bị gạch không nung trong nước tại thành phố Hải Phòng. Thông qua phương tiện truyền thông gửi tới công chúng thông điệp về những lợi ích to lớn của sản xuất và sử dụng gạch không nung nhằm góp phần vào việc thực hiện thành công Chương trình phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Xuân Bình - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao Chương trình vật liệu xây không nung với nhiều kết quả tích cực đã đạt được. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các mục tiêu bền vững Chương trình của Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ các rào cản về chính sách, thể chế, kiến thức và nhận thức, mở rộng thị trường, công nghệ sản xuất và cơ chế tài chính. Việc thực hiện các giải pháp đồng bộ này cần nhiều nguồn lực, sự vào cuộc của nhiều bộ nghành, các tỉnh/thành phố, các tổ chức tư vấn kỹ thuật và tài chính.
Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung” đã xây dựng chương trình đào tạo với 5 bộ tài liệu để triển khai tổ chức 15 khóa đào tạo trong các năm 2016-2017. Trong năm 2016 đã thực hiện 8 khóa đào tạo với trên 350 học viên đến từ 24 tỉnh/thành phố trên cả nước. Lựa chọn thành công 3 dự án trình diễn sản xuất gạch bê tông bằng công nghệ rung ép tại tỉnh Thái Nguyên, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hải Phòng. Sản phẩm gạch không nung của các dự án trình diễn được sử dụng rộng rãi vào các công trình xây dựng của địa phương.
Tại Hải Phòng, được sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam và Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng, Ban quản lý dự án đã thực hiện dự án trình diễn tại Công ty Thanh Phúc nhằm mục tiêu quảng bá công nghệ sản xuất gạch không nung với dây chuyền thiết bị do chính Công ty Thanh Phúc chế tạo.
Hội thảo về Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Hải Phòng” do Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trị thực hiện; Bộ Xây dựng là cơ quan đồng thực hiện. Mục tiêu tổng quát là giảm mức phát thải khí nhà kính hàng năm bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng gạch không nung. Mức giảm phát thải nhà kính trực tiếp ước tính là 383.000 tấn CO2. Mức giảm phát thải nhà kính gián tiếp ước tính đạt 13,4 triệu tấn CO2 được tích lũy trong vòng 10 năm sau khi dự án kết thúc.
Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” được thiết kế nhằm xóa bỏ các rào cản nói trên thông qua việc thực hiện 4 chương trình hợp phần về hoàn thiện và thực thi chính sách, nâng cao năng lực kỹ thuật cho các đối tác liên quan, tăng cường các nguồn tài chính cho đầu tư ứng dựng công nghệ sản xuất gạch không nung tiên tiến, trình diễn và nhân rộng công nghệ sản xuất và sử dụng gạch không nung. Phù hợp với chiến lược của Quỹ Môi trường toàn cầu về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển của Việt Nam về an ninh năng lượng và an ninh lương thực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính và phù hợp với Chiến lược bảo vệ Môi trường Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.
Nhằm tăng cường nguồn lực hơn nữa cho Chương trình phát triển vật liệu xây không nung, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 phê duyệt Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Hải Phòng”. Theo đó, mục tiêu của chương trình là phát triển vật liệu xây không nung thay thế dần gạch đất nung đạt tỷ lệ 25% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020; sử dụng 15-20 triệu tấnh phế thải công nghiệp; tiết kiệm hàng năm khoảng 1.000ha đất nông nghiệp.
HỒNG NHUNG/Tin Môi Trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.