»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:43:34 PM (GMT+7)

Diễn đàn Đồng bằng sông Hồng lần 2: Hợp tác liên tỉnh để ứng phó biến đổi khí hậu

(01:10:27 AM 27/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Tại vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), các địa phương đã và đang phải chịu rủi ro đặc biệt với tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) như lũ lụt, xói mòn bờ biển, thiếu nước trong mùa khô, nhiễm mặn mặt nước, ô nhiễm nước ngầm… và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan có thể tàn phá các cơ sở hạ tầng và sinh kế của người dân, tuy nhiên khu vực này lại ít được chú ý hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long.

>>Hội thảo do Hoa Kỳ tài trợ giúp đẩy mạnh phối hợp hành động khí hậu tại vùng đồng bằng sông Hồng

 

Với lý do đó, “diễn đàn Đồng Bằng sông Hồng lần 2” diễn ra trong hai ngày 24- 25/02 tại Hải Phòng với mục tiêu chung là “Hợp tác liên tỉnh để ứng phó với biến đổi khí hậu", nhằm tăng cường hiểu biết về các tác động của BĐKH tại ĐBSH cũng như kêu gọi tăng đầu tư về chống BĐKH cho khu vực này, đặc biệt là trên phạm vi cấp vùng.

 

Diễn đàn Đồng bằng sông Hồng lần 2: Hợp tác liên tỉnh để ứng phó biến đổi khí hậu


Diễn đàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), UBND TP Hải Phòng tổ chức, với sự tham gia của đại diện một số tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và đông đảo báo chí.


Trước đó, trong Diễn đàn về biến đổi khí hậu ở ĐBSH lần thứ 1 tổ chức tại tỉnh Nam Định (6/2014) đã đem đến cho 5 tỉnh (Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình) cơ hội lần đầu tiên thảo luận về các thách thức chung mà các tỉnh phải đối mặt. Hội nghị đã ra tuyên bố chung với sự cam kết của các bên tham gia nhằm hỗ trợ 5 tỉnh ven biển giải quyết các thách thức ngày càng gia tăng của BĐKH trong khu vực.


Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Việt Nam được dự báo là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng BĐKH, nước biển dâng. Vùng ĐBSH là khu vực chịu rủi ro đặc biệt, nhưng lại ít được chú ý hơn so với ĐBSCL. Diễn đàn nhằm tăng cường hiểu biết cho các bên về các tác động của BĐKH tại vùng ĐBSH và kêu gọi tăng đầu tư nhằm giảm thiểu BĐKH cho khu vực này.”


Cũng tại diễn đàn, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã nhấn mạnh: BĐKH là một trong những thách thức phát triển lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới. Đồng bằng Sông Hồng là khu vực đặc biệt gặp nhiều nguy hiểm. Những tác động tiêu cực mà người dân vùng Đồng bằng Sông Hồng cảm nhận cũng tương tự như nhiều cộng đồng tại Hoa Kỳ. Cũng theo Đại sứ Hoa Kỳ thì việc cùng trải nghiệm là một phần lý do tại sao Việt Nam và Hoa Kỳ có quyết tâm mạnh mẽ nhằm đảo ngược quá trình biến đổi khí hậu và thích ứng hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu...”

 

Đại[-]sứ[-]Hoa[-]Kỳ[-]tại[-]Việt[-]Nam[-]Ted[-]Osius[-]và[-]đại[-]diện[-]Tin[-]Môi[-]Trường[-]tại[-]Diễn[-]đàn[-]Đồng[-]bằng[-]sông[-]Hồng[-]lần[-]2

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và đại diện Tin Môi Trường tại Diễn đàn Đồng bằng sông Hồng lần 2


Trong hai ngày hoạt động của diễn đàn (24-25/2), lần lượt những báo cáo tham luận của 5 tỉnh lần lượt được trình bày. Cho thấy những tác động do BĐKH gây ra cho địa phương, cũng những khó khăn, thách thức trong việc khắc phục, cải tạo môi trường, chống BĐKH như thừa dự án nhưng thiếu nguồn vốn, thiếu sự đồng bộ trong hợp tác liên tỉnh…..


Qua đó, cho thấy diễn đàn lần này là cơ hội cho các bên liên quan ngồi lại “bàn tròn” trao đổi và chia sẻ thông tin, cập nhật tiến độ thực hiện các mục tiêu của tuyên bố chung. Trên cơ sở đó sẽ tiếp tục phát triển kế hoạch hành động cho khu vực dưới dạng các đề xuất dự án liên tỉnh để chuẩn bị kêu gọi đầu tư.


Kết thúc diễn đàn, 3 đề xuất ý tưởng đã được đưa ra với những giải pháp như “tăng cường hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển miền Bắc”, “phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh”, “tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại các lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình để giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH khu vực này.…” và rất nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu.


Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thay mặt Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trao kỷ niệm chương cho ông Mark Fenn, Trưởng đại diện Winrock đồng sáng lập Dự án Rừng và đồng bằng tại Việt Nam vì đã có những đóng góp, cống hiến to lớn trong sự nghiệp công tác chống BĐKH tại Việt Nam.

Chương trình Ứng phó với BĐKH của USAID tại Việt Nam có 2 dự án: Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD) và Dự án năng lượng sạch (VCEP). Cải 2 dự án đều được USAID tổ chức đấu thầu quốc tế và lựa chọn đơn vị thực hiện dự án là Winrock Inernational. Văn kiện của dự án được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chính thức phê duyệt ngày 24/12/2013.


Riêng VFD có tổng số vốn hơn 27 triệu USD, trong đó có gần 800.000 USD (3%) vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam. Với 3 hợp phần đan xen, VFD đưa ra các mục tiêu nhằm chuyển đổi trong việc ứng phó với BĐKH để phát triển bền vững và hạn chế phát thải nhà kính.

HÀ PHƯƠNG (Tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Diễn đàn Đồng bằng sông Hồng lần 2: Hợp tác liên tỉnh để ứng phó biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI