»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:40:22 PM (GMT+7)

COP 11: Thống nhất hành động, hướng tới một ASEAN không ô nhiễm khói mù

(21:46:40 PM 29/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29 tháng 10 năm 2015, Hội nghị các nước thành viên Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11 (COP 11) được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.

[-]COP[-]11:[-]Thống[-]nhất[-]hành[-]động,[-]hướng[-]tới[-]một[-]ASEAN[-]không[-]ô[-]nhiễm[-]khói[-]mù

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát phát biểu


Tham gia Hội nghị, Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN đã rà soát các vấn đề liên quan đến hợp tác trong khu vực về kiểm soát khói mù, đặc biệt rà soát các hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Hội nghị cũng thảo luận về những sáng kiến, giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.


Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến tình hình khói mù nghiêm trọng đang xảy ra trong thời gian gần đây và làm ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời chia sẻ sự cảm thông tới hàng triệu người đang bị ảnh hưởng bởi khói bụi. Hội nghị ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Indonesia và sự hợp tác của các quốc gia láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết nạn cháy rừng và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.


Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN thống nhất với dự báo của Trung tâm Khí tượng ASEAN rằng những ảnh hưởng nghiêm trọng của El-Nino sẽ còn kéo dài tới đầu năm 2016. Các điểm nóng về cháy nổ có khả năng gia tăng trong mùa khô của tháng 11 và tháng 12 năm 2015 tại phía Bắc Đông Nam Á. Hy vọng rằng, các đợt gió mùa vào cuối năm 2015 đã mang mưa tới làm giảm cháy nổ trong khu vực. Các quốc gia thành viên ASEAN cam kết đã duy trì các phương án, biện pháp giám sát và giảm thiếu ô nhiễm khói mù trong điều kiện El-Nino ảnh hưởng mạnh như hiện nay.


Trên cơ sở đó, Hội nghị đã khẳng định cam kết đảm bảo đạt được mục tiêu và duy trì các nguyên tắc của Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và thống nhất từng bước hợp tác để thực hiện Hiệp định đạt hiệu quả cao nhất. Hội nghị cũng đã rà soát kế hoạch cấp quốc gia, tiểu vùng và khu vực liên quan đến cháy rừng và các loại hình cháy khác cũng như việc kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN hoan nghênh tiến trình thực hiện Chương trình hành động về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, đặc biệt là sự hợp tác của các quốc gia trong khu vực nhằm giảm thiểu và dập tắt các đám cháy, cũng như thực hiện Chiến lược ASEAN về Quản lý phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở các vùng đất than bùn (2006-2020).
 
Bên cạnh đó, Hội nghị nhấn mạnh, cần khuyến khích hợp tác song phương và đa phương giữa các các quốc gia thành viên ASEAN. Các quốc gia thành viên ASEAN thống nhất về việc chia sẻ thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật và chính sách mỗi quốc gia và trách nhiệm quốc tế của các quốc gia đó. Các Bộ trưởng cũng nhất trí thể chế hóa hỗ trợ quốc tế kịp thời từ các quốc gia thành viên trong mùa khói mù tùy theo mức độ cảnh báo phù hợp.


Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN khuyến cáo các quốc gia thành viên ASEAN cần rà soát lại kế hoạch hành động quốc gia (POA) nhằm kiểm soát nguyên nhân cháy rừng và các loại hình cháy khác gây ra ô nhiễm khói mù trong khu vực. Hội nghị cũng đề nghị các nước ASEAN cam kết xây dựng một Lộ trình ASEAN không ô nhiễm khói mù và khung thời gian rõ ràng để các nước thành viên đạt được mục tiêu này vào năm 2020.


Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN đã thống nhất ban hành  nhiều văn kiện quan trọng như: Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá và phối hợp ứng phó với các trường hợp khẩn cấp trong khuôn khổ Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, cũng như trong các tài liệu tại COP-10 về các Cấp độ cảnh báo, Điểm nguy cơ và Kế hoạch hành động trong phòng chống cháy. Hội nghị kêu gọi các quốc gia thành viên cùng nhau hành động để ngăn chặn sự tái diễn tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.


Ngoài ra, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước còn thông qua việc dự kiến xây dựng Trung tâm Điều phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (Trung tâm AHA) tại Indonesia. Nước này sẽ tiếp tục triển khai các công việc thành lập trung tâm trong thời gian ngắn nhất. Hội nghị cũng đề nghị Indonesia, thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong quản lý rủi ro nhằm đảm bảo đáp ứng hiệu quả và kịp thời trong phòng cháy chữa cháy.


Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN sử dụng các cơ chế trong khuôn khổ AATHP huy động Ủy ban cố vấn ASEAN về Đánh giá và Điều phối PCCC và khói mù để đánh giá tình trạng PCCC trên thực địa và đề xuất các hỗ trợ PCCC cần thiết từ bên ngoài. Các quốc gia thành viên ASEAN cần đóng góp vào Quỹ Kiểm soát Ô nhiễm Khói mù xuyên biên giới ASEAN với số kinh phí ban đầu là 500,000 USD; khuyến khích sự đóng góp của các đối tác khác vào Quỹ.


Hội nghị đã thông qua hướng dẫn ASEAN về Quản lý PCCC ở các vùng đất than bùn, làm tài liệu tham khảo cho các quốc gia thành viên của ASEAN trong việc áp dụng cách tiếp cận quản lý PCCC tổng hợp (IFM) cùng với quản lý PCCC dựa vào cộng đồng (CBFiM) trong quản lý PCCC ở các vùng đất than bùn, bao gồm phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng và phục hồi  (PPRR).

 

[-]COP[-]11:[-]Thống[-]nhất[-]hành[-]động,[-]hướng[-]tới[-]một[-]ASEAN[-]không[-]ô[-]nhiễm[-]khói[-]mù


Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN tuyên dương những kết quả đạt được ở cả cấp địa phương, quốc gia và khu vực của Dự án Quản lý và Phục hồi hệ sinh thái rừng trên vùng đất than bùn khu vực ASEAN (APFP) (2009-2014), do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, thông qua Quỹ Quốc tế cho Phát triển Nông nghiệp (IFAD) và thực hiện bởi các quốc gia thành viên ASEAN dưới sự điều phối của Ban thư ký ASEAN và Trung tâm Môi trường Toàn cầu. Hội nghị cũng đánh giá cao kết quả của Dự án Hệ sinh thái rừng trên vùng đất than bùn Đông Nam Á (2011-2015) do Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ. Dự án này nhận được sự hỗ trợ và kế thừa từ dự án APFP và có mở rộng phạm vi dự án sang các quốc gia thành viên khu vực Bắc ASEAN. Hai dự án này đã triển khai mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái rừng trên vùng đất than bùn và quản lý rừng dự phòng vào cộng đồng cũng như khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong việc phòng chống và cảnh báo cháy rừng tại các vùng đất than bùn.


Hội nghị đánh giá cao tiến trình xây dựng Chương trình hành động ASEAN kế tiếp về Quản lý bền vững hệ sinh thái đất than bùn - APSMPE (2014-2020), cũng như những phản hồi tích cực và sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển ASEAN. Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN khẳng định lại sự cam kết trong việc thực hiện Chương trình khu vực thông qua các cơ chế ASEAN, tăng cường những nỗ lực của các quốc gia và đối tác giữa các bên liên quan.


Hội nghị ghi nhận những sáng kiến của Ban chỉ đạo cấp Bộ trưởng tiểu khu vực về Kiểm soát Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (MSC) của các quốc gia trong việc vận hành Hệ thống Giám sát Khói mù tiểu khu vực ASEAN (HMS); đồng thời khuyến khích các nước trong tiểu khu vực chia sẻ thông tin về các điểm nóng gây ra ô nhiễm khói mù xuyên biên giới ở phạm vi quốc gia.


Năm 2016, các Bộ trưởng về Môi trường sẽ nhóm họp tại Malaysia trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 12 Ủy ban thường trực của Hiệp định ASEAN về Kiểm soát Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (COP-12).

BT (tổng hợp) - Ảnh: VEA
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: COP 11: Thống nhất hành động, hướng tới một ASEAN không ô nhiễm khói mù

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI