Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ sáu, 01/11/2024, 06:34:36 AM (GMT+7)
Công ty SOS Môi trường: Tích cực tổ chức nhiều hoạt động tập huấn và xử lý sự cố môi trường
(17:22:31 PM 18/10/2018)(Tin Môi Trường) - Tính đến tháng 10/2018, SOS Môi trường thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả trên phạm vi cả nước, đã tham gia ứng phó 86 sự cố; tư vấn xây dựng trên 50 kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu - hóa chất cho các địa phương và doanh nghiệp; tổ chức hơn 160 khóa tập huấn, đào tạo, diễn tập cho gần 11.000 học viên
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tập huấn tại Hà Nội
SOS Môi trường - Thành viên Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực ứng phó sự cố môi trường do dầu và hóa chất. Tính đến tháng 10/2018, SOS Môi trường đã tham gia ứng phó 86 sự cố; tư vấn xây dựng trên 50 kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu - hóa chất cho các địa phương và doanh nghiệp; tổ chức hơn 160 khóa tập huấn, đào tạo, diễn tập cho gần 11.000 học viên phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Tổng cục Biển và hải đạo, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố và các doanh nghiệp có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên phạm vi cả nước.
Hướng tới lễ kỉ niệm 30 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và được sự bảo trợ của Hội, SOS Môi trường đã tổ chức Chương trình miễn phí Tập huấn nghiệp vụ Ứng phó sự cố tràn dầu tại Hà Nội vào ngày 22/08/2018 với sự tham gia của đông đảo đại diện các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Một loạt các hoạt động đa dạng khác cũng được SOS Môi trường triển khai tại nhiều điểm trên cả nước tính riêng trong quí 3 và đầu quí 4 năm 2018:
Hoạt động tập huấn, diễn tập cho các cấp quản lý, lực lượng chuyên trách, các doanh nghiệp:
- Tập huấn kĩ năng ứng phó sự cố tràn dầu cho Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển,, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng,Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh.
- Tổ chức thực hành về khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển cho lãnh đạo Sở TNMT các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên, Ban chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh Quảng Ngãi , các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch tại cảng Tuần Châu, Quảng Ninh, các doanh nghiệp có nguy cơ gây sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các doanh ngiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Tổ chức 12 khóa tập huấn cho Nhiệt điện Hà Tĩnh, Formosa Hà Tĩnh; Tổng kho xăng dầu Mông Dương (Quảng Ninh); sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Cảng quốc tế Tân cảng Cái Mép TCIT, VARD Vũng Tàu tại Bà Rịa – Vũng Tàu...
Hoạt động xử lý ô nhiễm dầu tràn ngấm vào đất, nước ngầm
Xử lý dầu nhiễm sâu vào đất và nước ngầm đòi hỏi có chuyên môn kĩ thuật và là công việc phức tạp hơn rất nhiều so với xử lý sự cố tràn dầu trên mặt nước mà các đơn vị ứng phó chuyên nghiệp đã quen thuộc. Trong quí 3 năm 3018, SOS Môi trường đã triển khai hoạt động xử lý sự cố bồn chứa dầu tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bị bục làm rò thoát lượng lớn dầu DO ngấm xuống đất, xâm nhập vào nước ngầm, giếng nước của người dân.
Ô nhiễm xăng dầu xâm nhập và tồn dư trong đất và nước ngầm sau 40 năm vẫn còn nguyên vẹn, và chắc chắn phải cần rất nhiều thế kỉ thì môi trường mới có thể tự làm sạch được chất độc hại đó. Chi phí xử lý loại ô nhiễm này vô cùng lớn nên một số địa phương gần như buông xuôi không xử lý, hoặc không quyết liệt trong việc yêu cầu đơn vị gây ô nhiễm phải xử lý triệt để. Nhưng thực chất đó là hành vi “để dành” chất độc hại cho thế hệ con cháu. Bằng việc áp dụng các giải pháp tiên tiến và ít tốm kém cho xử lý nước nhiễm dầu và đất nhiễm dầu tại chỗ, SOS Môi trường đã giải quyết được 2 vấn đề kĩ thuật vô cùng nan giải hiện nay tại Việt Nam, giúp tiết kiệm các khoảng chi phí xử lý khổng lồ, loại bỏ nguồn ô nhiễm “để dành” âm thầm đầu độc cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
Tập huấn cho Biên phòng Thanh Hóa
Hoạt động tăng cường mạng lưới các trạm ứng phó sự cố môi trường
SOS Môi trường nỗ lực tổ chức nguồn lực, trang thiết bị chuyên dụng đặt sẵn sàng theo phương châm "bốn tại chỗ" tại các khu vực trọng yếu có nguy cơ cao xảy ra sự cố tại các địa phương, giúp các địa phương có thể chủ động, sẵn sàng ứng phó tại chỗ mà không phải chờ đợi sự có mặt của SOS Môi Trường. Tính đến hết quí 3 năm 2018, SOS Môi trường đã thiết lập các trạm ứng phó tại các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, và tiếp tục phát triển tại tất cả các tỉnh thành ven biển, các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp trong thời gian tới.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam không chỉ là nơi tập trung các nhà khoa học, các giáo sư tiến sĩ hàng đầu Việt Nam với kiến thức chuyên sâu, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường, phổ biến kiến thức, mà còn là nơi tập trung các chuyên gia ứng phó khẩn cấp sự cố tràn dầu-hóa chất giầu kinh nghiệm thực tiễn, là cánh tay nối dài cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương trong hoạch định và thực thi các chương trình nhận diện rủi ro, quản lý sự cố.
Phòng ngừa sự cố phải bắt đầu từ việc nhận diện rủi ro tại các địa phương, các khu vực trọng yếu, các doanh nghiệp..., sau đó là triển khai công tác phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó theo cách chuyên sâu và chuyên nghiệp - Đó là định hướng bền vững với chi phí thấp hơn rất nhiều so với ứng phó xử lý sự cố khi để nó xảy ra.
BTV - Văn phòng VACNE
Gửi ý kiến bạn đọc về: Công ty SOS Môi trường: Tích cực tổ chức nhiều hoạt động tập huấn và xử lý sự cố môi trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.