»

Thứ sáu, 01/11/2024, 06:36:36 AM (GMT+7)

Chuyên gia VACNE khảo sát, tư vấn chữa bệnh cho cây cổ thụ ở Hải Phòng

(18:25:35 PM 30/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Sau đợt khảo sát, tư vấn chữa bệnh cho cây Đa Di sản ở tỉnh Hưng Yên, mới đây Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam (VACNE) lại tiếp tục cử các nhà khoa học về Hải Phòng, để tư vấn cho Công ty Môi trường Đô thị của thành phố, cứu chữa những cây cổ thụ tại Vườn hoa Tượng đài Lê Chân đang bị bệnh, có nguy cơ bị chết.

Chuyên[-]gia[-]VACNE[-]khảo[-]sát,[-]tư[-]vấn[-]chữa[-]bệnh[-]cho[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]ở[-]Hải[-]Phòng

 

Qua khảo sát, các chuyên gia khẳng định: đây là 6 cây Muồng ngủ (tên khoa học là  Samanea saman ) có tuổi trên 100 năm. Theo báo cáo của cơ quan chủ quản, những cây này trước đây rất xanh tốt, nhưng từ năm ngoái lá bị héo vàng và rụng dần. Hiện tượng này xuất hiện sau khi các cành cây bị nấm trắng xóa. Đặc biệt, sau thời gian phun thuốc trừ nấm của Công ty Môi trường đô thị, thì lá của những cây này cứ rụng dần.
 
Đến nay 4 cây đã rụng hết lá, cành trơ trụi. Một cây khác chỉ còn 1 cành lưa thưa lá. Chỉ có một cây còn đủ cành lá, nhưng lá không xanh tốt và đã rụng lưa thưa.
 
Sau khi khảo sát kỹ quanh gốc và thân cây, quan sát tình trạng lá cây, GS. TS Phạm Văn Lầm, Ủy viên Hội đồng Cây Di sản Việt Nam sơ bộ nhận định: có 2 nguyên nhân gây rụng lá cây. Đó là do chủng loại và liều lượng thuốc diệt nấm phun lên cây không phù hợp; đồng thời cũng do xây bồn xung quanh, lấp đất quanh gốc làm cho dễ cây thiếu dưỡng khí, bị nấm mốc xâm hại. 
 
GS. Phạm Văn Lầm cũng khẳng định: hai trong số 6 cây ở đây đã chết hẳn, không thể cứu được,  hai cây khác cũng ít khả năng sống sót. Chỉ còn 2 cây vẫn còn ít lá là có khả năng cứu được. Để cố gắng cứu cây, với phương châm “còn nước còn tát”,  đơn vị chủ quản phải cắt bỏ những cành khô từ ngọn xuống, khi nào thấy cành còn tươi thì dừng lại, bôi thuốc sát khuấn.  Bới hết đất chèn ép gốc cây, nhưng không được làm xây sát vỏ và rễ cây. Cùng với việc tưới dung dịch nước chứa nấm đối kháng chữa bệnh thối rễ, phải phun ngay chế phẩm diệp lục tố vào gốc cây và lên cành lá. Sau khi cây có dấu hiệu hồi phục thì bón phân lân, đạm dần dần thành nhiều đợt. 
 
Từ những phân tích trong phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật, các chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam đã đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho những cây cổ thụ đang bị bệnh và đã gửi tới chủ sở hữu. Chấp nhận các ý kiến tư vấn của Hội, ngày 28/5/2018 Công ty đã phá dỡ đất ở gốc cây, chờ mua được chế phẩm diệp lục tố sẽ rưới vào gốc và phun lên lá, ngày 29/5 bắt đầu cắt tỉa các cành khô.
 

Chuyên[-]gia[-]VACNE[-]khảo[-]sát,[-]tư[-]vấn[-]chữa[-]bệnh[-]cho[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]ở[-]Hải[-]Phòng

Chuyên[-]gia[-]VACNE[-]khảo[-]sát,[-]tư[-]vấn[-]chữa[-]bệnh[-]cho[-]cây[-]cổ[-]thụ[-]ở[-]Hải[-]Phòng
GS. Phạm Văn Lầm trình bày phương án cứu chữa cây.
BTV - Văn phòng VACNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyên gia VACNE khảo sát, tư vấn chữa bệnh cho cây cổ thụ ở Hải Phòng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI