»

Thứ tư, 30/10/2024, 14:19:46 PM (GMT+7)

Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc Đoàn Ngọc Khuê, một con người hết lòng vì môi trường Tây Nguyên

(15:59:12 PM 01/04/2020)
(Tin Môi Trường) - Ít người biết ông già Đoàn Ngọc Khuê, Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc từng là giảng viên Khí tượng thủy văn của một trường Đại học, Giám đốc doanh nghiệp, mà chỉ thấy một con người cao gầy, hoạt bát và năng nổ trong các hoạt động xã hội, giữ vai trò dẫn đầu của một số tổ chức Hội (Làm vườn, BVTN&MT…) ở khu vực Tây Nguyên

Chủ[-]tịch[-]Hội[-]BVTN&MT[-]tỉnh[-]Đắc[-]Lắc[-]Đoàn[-]Ngọc[-]Khuê,[-]một[-]con[-]người[-]hết[-]lòng[-]vì[-]môi[-]trường[-]Tây[-]Nguyên

Đoàn Ngọc Khuê, chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc 

 

Trong những năm gần đây, khi bước sang cái tuổi đáng lẽ phải an hưởng tuổi già, thế nhưng hằng ngày người dân xã Hòa Thuận, TP.Buôn Ma Thuột vẫn thấy ông kỹ sư nông nghiệp Đoàn Ngọc Khuê vẫn hăng say đi tuyên truyền về công tác trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước và BVMT trong cộng đồng. Cũng nhờ những chuyến đi xa vào các thôn, buôn, trường học để tuyên truyền, tập huấn công tác giữ gìn vệ sinh cho mọi người, đã giúp cho đôi chân của ông già U90 càng thêm dẻo dai, mạnh khỏe. Đặc biệt, năm 2015, ông bỗng trở nên nổi tiếng, bởi dám xông thẳng vào trụ sở UBND để chất vấn ông Chủ tịch tỉnh về việc chậm trễ xử lý các đơn vị gây ô nhiễm đầu nguôn nước sinh hoạt của thành phố. Cũng nhờ đức tính ngay thẳng, dám xả thân vì cộng đồng, ông đã được các vị lãnh đạo địa phương, các cơ quan trung ương quý trọng, buộc các ban ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh phải vào cuộc và tình trang ô nhiễm môi trường được giải quyết thỏa đáng, lấy lại niềm tin của dân.  
 
Khi còn giữ chức Chủ tịch Hội Kinh tế vườn (Trung tâm Văn hóa tỉnh), ông Khuê đã có nhiều việc làm thiết thực như: kêu gọi các dự án hỗ trợ nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số, hướng dẫnphương pháp chăn nuôi, phát triển kinh tế có hiệu quả để tránh tình trạng phárừng ở các địa phương... Ông tâm sự: “Xã hội càng phát triển thì cuộc sống conngười ngày càng đi lên, kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường càng trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người. Do đó, mình còn sức khỏe thì còn tham gia công tác xã hội để môi trường sống luôn xanh-sạch-đẹp”.
 
Tham gia vào công tác tại Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh, với số tiền phụ cấp 300.000 đồng/tháng không đủ tiền xăng xe đi lại, nhưng ông và các cộng sự vẫn hăng say bỏ tiền cá nhân để lo công việc tập thể. Ngoài những buổi đi tổ chức tập huấn, tuyên truyền BVMT ở các thôn, buôn trên địa bàn tỉnh, ông còn tham gia lập các dự án lớn như: dự án trữ nước hồ đập Kotam (xã Ea Ktur, TP. Buôn Ma Thuột), khôi phục mỏ lấy nước buôn Kroa B (xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar), xâydựng làng sinh thái buôn Ea Na (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn)… Ông bày tỏ: “Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh đang là vấn đề gây bức xúc trong dân; để môi trường thực sự trong lành cần sự chung tay của cả cộng đồng. Mà để làm được điều này lâu dài thì mình phải hướng dẫn cho mọi người ở mọi buôn,thôn, đặc biệt là các cháu học sinh”. 
 
Có lẽ ông Đoàn Ngọc Khuê cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do VACNE phát động. Từ năm 2013, lãnh đạo Hội Đắc Lắc không chỉ tích cực vận động bà con tham gia, mà còn tổ chức công nhận những cây cổ thụ ở đầu nguồn bến nước tại địa phương. Sau đó gắn bia, để cộng đồng cùng bảo vệ. Sáng kiến này của Kỹ sư Đoàn Ngọc Khuê được chính quyền địa phương ủng hộ, được đồng bào các dân tộc ở nhiều vùng trong khu vực Tây Nguyên hưởng ứng, góp phần thiết thực khôiphục nguồn nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp cho người dân. Ông cho biết: Khi những cây cổ thụ ở đầu nguồn các bến nước bị chặt phá, kéo theo hệ lụy là nhiều bến nước suy thoái do mạch nước ngầm cạn kiệt. Chính vì thế, ngoài những Cây Di sản Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngăt, trong những năm qua Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc còn vận động người dân tham gia bảo vệ những cây cổ thụ ở đầu nguồn bến nước và trồng thêm nhiều cây mới ở khu vực xung quanh. Điển hình nhất là những  rừng cây – nguồn nước tại buôn K’Mrơng Prông Bvà ở đầu nguồn suối Ea M’kang (xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar) được bà con đánh giá rất cao.
 
Do có nhiều hoạt động tích cực vì cộng đồng, ông đã được Trung ương Hội BVTN&MT Việt Nam; các Ban ngành và UBND tỉnh Đắc Lắc tặng thưởng nhiều bằng khen.
 
Tại Lễ gắn bia công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Bồ đề ở buôn Yang Lành, xã Kong Na, huyện Buôn Đôn (ngày 1/6/2015) mọi người tham dự đều bất ngờ và xúc động, khi thấy Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc hát bài “Ngọn cờ tiên phong” – một ca khúc do ông tự sáng tác, có nội dung ca ngợi Hội BVTN&MT Việt Nam đang phất cao “ngọn cờ” trồng cây, bảo vệ môi trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Sự kiện này, không chỉ thể hiện niềm tự hào của một người đang đứng trong đội ngũ các nhà hoạt động BVMT, mà còn khẳng định chàng trai miền Nam Đoàn Ngọc Khuê tập kết ra Bắc cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn luôn nhớ những lời dạy bảo của Bác Hồ. Cũngvì lẽ đó, ông cùng Hội Đắc Lắc đã chọn cụm cây cổ thụ đầu tiên ở Tây Nguyên là 3 cây quấn chặt lấy nhau ở buôn KroaB, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, mà bà con địa phương quen gọi là “Cây Đoàn kết”và đề nghị VACNE công nhận là Cây di sản Việt Nam. 
Theo tin từ Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắc Lắc, Cụ Đoàn Ngọc Khuê đã từ trần, hưởng thọ 90 tuổi, tang lễ được tổ chức trọng thể vào sáng ngày 27/3/2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Hội BVTN&MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh Đắc Lắc Đoàn Ngọc Khuê, một con người hết lòng vì môi trường Tây Nguyên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI