Tin tức » Hoạt động VACNE
Cây Di Sản Việt Nam: Dấu ấn 10 năm
(10:36:18 AM 26/06/2020)
TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam khai mạc Tọa đàm
Tham dự buổi toạ đàm có: TS . Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE và GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN, Chủ tịch hội đồng Cây Di Sản Việt Nam. Phía tỉnh Cao Bằng có ông Đàm Văn Riểm, Phó giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng. Bà Triệu Thị Kiều Dung, Phó giám đốc sở Ngoại vụ. bà Nông Hoa Thương, Phó giám đốc sở Nội vụ. Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, cùng đại diện các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Thời gian qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động từ tuyên truyền, đến trực tiếp phối hợp với Hội của tỉnh Cao Bằng triển khai công tác bảo vệ môi trường (BVMT) bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu tại các địa phương trong tỉnh.
Bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan; công tác BVMT, bảo vệ cây cổ thụ, hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao ý thức BVMT trong toàn thể các tổ chức và nhân dân về những vấn đề bức xúc môi trường, hệ sinh thái như: ô nhiễm, rác thải, tệ nạn phá rừng, khai thác tài nguyên lãng phí….thu hút đông đảo người dân tham gia.
Theo ông Đàm Văn Riểm, Phó giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường: Thiên nhiên ưu ái cho tỉnh Cao Bằng các dải rừng xanh, hệ động thực vật phong phú, trong đó Tỉnh cũng đã được UNESCO công nhận Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Tuy nhiên, do diện tích rộng, địa hình khó khăn nên công tác bảo vệ hệ sinh thái, sự phong phú đa dạng sinh học BVMT vẫn còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, tỉnh cũng khuyến khích, động viên người dân, các doanh nghiệp trong quá trình xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn kinh phí đầu tư trong lĩnh vực BVMT, bảo vệ cây cổ thụ, tại địa phương. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hội tại tỉnh cũng như khắc phục một số hạn chế trong công tác BVMT, bảo vệ hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực hoạt động vì môi trường xanh – sạch – đẹp.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh trình bày tham luận tại buổi Toạ Đàm
Theo GS. TS kh Đặng Huy Huỳnh, Anh Hùng đa dạng sinh học ASEAN: 10 năm Hội đã trải qua bao gian chuân, niềm tự hào đối với Hội là không chỉ vinh danh, mà là sự lan toả cộng đồng tại các địa phương đó, từ miền núi đến đồng bằng, miền xuôi lên miền ngược đến các hải đảo xã xôi, đều có sự hưởng ứng nhiệt tình.
Với Thiên nhiên hiện nay con người vẫn chưa hiểu biết được, con người hãy biết tìm các giải pháp từ thiên nhiên để bảo vệ con người trước biến đổi khí hậu, bảo vệ con người, mà hiện nay chưa khai phá được, chúng ta phải biết khai thác và sử dụng hợp lý bảo vệ hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học, chủ quyền Đất nước.
Như cây Sấu tại Nà sác, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, như một chứng minh lịch sử, cột mốc Quốc gia khu vực biên giới, thể hiện chủ quyền Việt Nam, mang tầm ý nghĩa quan trọng không chỉ là môi trường, hệ sinh thái mà là chứng minh chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia.
Cần các tổ chức quần chúng để họ tham gia hỗ trợ các hoạt động của địa phương trong việc thực hiện xã hội hóa công tác BVMT, nguồn gen quý của các cây cổ thụ bản địa. Cung cấp thông tin cho nhân dân về những vấn đề cần thiết của sự đa dạng sinh học, trao đổi kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hệ sinh thái của các địa phương... Nội dung tuyên truyền, giáo dục cần phải thiết thực, không phải chỉ hô hào chung chung, mà phải kết hợp tuyên truyền, giáo dục với chương trình hành động để đem lại lợi ích cụ thể, từ đó mới nâng cao được tính tự nguyện của nhân dân.
Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước hơn nữa về nguồn lực kỹ thuật, hệ thống luật pháp, quy định rõ trách nhiệm hơn nữa, phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cộng đồng dân cư, nhất là sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề ngiệp và các tổ chức hội quần chúng. Đồng thời, có sự kết hợp, phân công trách nhiệm trong công tác BVMT,bảo vệ cây cổ thụ, hệ sinh thái để cùng thực hiện mục tiêu chung.
GS. Huỳnh cũng đề nghị các sở ban ngành của tỉnh ủng hộ hơn nữa trong công tác bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường hệ sinh thái hơn nữa, đặc biệt trong tình trạng ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, trước tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Trong buổi toạ đàm Bà Bế Lan Phương, Phó ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ Cao Bằng chia sẻ: Việc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về với Cao Bằng, là niềm tự hào và mong muốn sự giúp đỡ của Hội đối với tỉnh Cao Bằng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và Cây Di sản nói riêng.
Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là việc thường xuyên là một trong những hoạt động quan trọng của tình, trong thời gian qua Ban Tuyên giáo cũng đã đưa ra nhiều định hướng, tuyên truyền và bảo vệ thiên nhiên và môi trường
Mong rằng thời gian tới có sự giúp đỡ hơn nữa của Hội đối với tỉnh để Cao Bằng không ngừng trong công tác bảo vệ sự đa dạng, phong phú hệ sinh thái, bảo vệ cây cổ thụ, Cây Di Sản, trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Toạ đàm, nhận được đóng góp ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các cơ quan, tổ chức của Tỉnh đều nhấn mạnh đến vai trò của cây cổ thụ, Cây Di Sản đối với công cuộc BVMT và kiến nghị cần đưa ra nhiều cơ chế chính sách cũng như có những đánh giá nghiên cứu học tập những cách làm mới, phát huy những giá trị đa dạng sinh học bản địa trong cộng đồng dân cư trong công tác BVMT, bảo cây cổ thụ và ứng phó biến đổi khí hậu, bởi đây là việc làm quan trọng, cần được tiến hành khẩn cấp hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh Quốc gia đang trong quá trình vươn mình phát triển nhanh như hiện nay./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.