»

Thứ sáu, 22/11/2024, 05:40:01 AM (GMT+7)

Cây Đa hơn 200 năm ở Đền Thượng (Hả Nam) được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(22:11:25 PM 27/09/2020)
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 200 năm ở Đền Thượng, làng Ông Cân, thôn Trung Sơn, xã La Sơn, vừa được Đảng bộ, chinha quyền và cộng đồng địa phương long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 26/9/2020

Các ông, bà: Ngô Thị Mai Thanh, Ủy viên Thường vụ huyện Ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Bình Lục, cùng các vị chức sắc Chùa La Hào, các vị lãnh đạo xã La Sơn và một số doanh nghiệp địa phương đã đến tặng hoa chúc mừng. Tới dự, chứng kiến sự kiện này còn có đại diện các đoàn thể, cơ quan truyền thông huyện Bình Lục và tỉnh Ha Nam.

 
Hà[-]Nam:Cây[-]Đa[-]hơn[-]200[-]năm[-]ở[-]Đền[-]Thượng[-]được[-]công[-]nhận[-]là[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam
Cây Đa hơn 200 năm Đền Thượng (Hả Nam) được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
 
GSTSKH Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, cùng các vị lãnh đạo Hội BVTN&MT Việt Nam đến chúc mừng và cùng đại diện cộng đồng địa phương cắt băng khánh thành, mở văn bia ghi nhận sự kiện này.
 
Trong diễn văn khai mạc buổi lễ trọng thể này, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã La Sơn đã khẳng định: Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa này, không chỉ là hoạt động chào mừng Đại Hội Đảng tỉnh Hà Nam vừa kết thúc thành công rực rỡ, còn mang ý nghĩa bảo tồn sự đa dạng sinh học, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường cho cộng đồng. Ông Chủ tịch UBND xã La Sơn bày tỏ vui mừng và sự biết ơn đối với các ngành chức năng của tỉnh Hà Nam, huyện Bình Lục và Hội BVTN&MT Việt nam về sự kiện này; đồng thời chỉ đạo cán bộ cơ sở bảo vệ, chăm sóc tốt hơn cho cây Đa Di sản, nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
Phát biểu tại buổi lễ trọng thể này, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Thế Vinh – một trong những chuyên gia biên soạn cuốn “Địa chí huyện Bình Lục” cho rằng: sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam là hoạt động nhằm giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, biết ơn các bậc tiền nhân; đồng thời góp phần tôn vinh giá trị văn hóa, phát triển du lịch của địa phương.
 
Cùng với những truyền thuyết linh thiêng vô tận về cây Đa này, một số nhà nghiên cứu cho rằng: ngôi Đền dưới gốc Đa và tên gọi của làng (làng Ông Cân) hình như có mối liên hệ với một quan đốc thời Lê Trung Hưng phụ trách quân lương bị thác oan, nhiều nơi ở Việt Nam đang thờ và coi ông là Phúc Thần. Trong thực tiễn, thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, cây Đa là điểm tựa cho trận địa phòng thủ của dân quân du kích. là nơi che chở hàng hóa, đạn dược sơ tán tại địa phương. Vì thế, cây Đa cổ thụ này thực sự là linh hồn, là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng địa phương nói riêng và của nước Việt Nam nói chung. Cây Đa làng Ông Cân xứng đáng là Cây Di sản của Việt Nam.
Hội BVTN&MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây Đa hơn 200 năm ở Đền Thượng (Hả Nam) được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI