»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:33:38 PM (GMT+7)

Cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Đắk Nông được công nhận Cây di sản Việt Nam

(22:04:34 PM 22/04/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 20/4/2021, chính quyền và nhân dân xã Đắk Som đã long đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa tại bon B’ Srê B, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Đây là cây cổ thụ đầu tiên của Đắk Nông được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây đa bon B’ Srê B đã hơn 200 tuổi, cao 30 mét, có chu vi gốc thân chính là 15 mét, tán rộng che phủ hơn hơn 1.000 m2. Cây đa này từ lâu đã trở thành nơi diễn ra mọi sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, là biểu tượng đẹp về giá trị văn hóa tự nhiên và cũng là những nhân chứng lịch sử; những thực thể sinh vật của Tây Nguyên đã từng chở che cho bộ đội và người dân địa phương, giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Cây đa bon B’ Srê B được công nhận là "Cây Di sản Việt Nam" sẽ làm tôn thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này.
 
Cây[-]cổ[-]thụ[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tỉnh[-]Đắk[-]Nông[-]được[-]tổ[-]chức[-]Lễ[-]công[-]nhận[-]Cây[-]di[-]sản[-]Việt[-]Nam
 Cây đa bon B’ Srê B đã hơn 200 tuổi, cao 30 mét, có chu vi gốc thân chính là 15 mét, tán rộng che phủ hơn hơn 1.000 m2. 
 
Thay mặt lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 02 Ủy viên Ban Chấp hành: Ông Y Khuôl Ê Ban, thường trực Hội BVTN&MT Tây Nguyên và Ông Y Ka Nin H'Đơk, Chủ tịch Hội BVTN&MT Đắk Lắk đã đã đến tham dự trao Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương. Tới dự buổi lễ còn có các vị lãnh đạo xã Đắk Som cùng đông đảo bà con trong bon B’ Srê B.
 
Phát biểu tại buổi lễ, ông Y Ka Nin H'Đơk Ủy viên Ban Chấp hành VACNE cho biết: “Tới nay Hội đồng Cây Di sản đã nhận được hàng vạn hồ sơ từ 55 tỉnh, thành phố gửi về đăng ký và công nhận được 5.429 cây, thuộc 125 loài thực vật đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có cây Đa của xã Đắk Som". Việc Lựa chọn và vinh danh những cây cổ thụ này, không chỉ nhằm trực tiếp bảo tồn nguồn gen tiêu biểu của nước ta, giới thiệu sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, mà còn nhằm quảng bá du lịch cho Đắk Nông và Tây Nguyên.
 
Ông Bùi Ngọc Tân - chủ tịch UBND xã Đắk Som cũng khẳng định: cây Đa được công nhận Cây Di sản Việt Nam là một niềm vui to lớn và cũng là trách nhiệm cũng không nhỏ đối với nhân dân xã Đắk Som nói chung và bon B’ Srê B nói riêng trong việc bảo tồn, giữ gìn lâu dài và phát huy giá trị các hoạt động văn hóa của nhân dân, qua đó tiếp tục nâng cao đời sống văn hóa vật chất tinh thần cho nhân dân, từ tiền đề này sẽ tác động tốt tới các sự phát triển khác, hòa chung với sự phát triển của địa phương. Qua hoạt động này, cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: biết ơn rừng và biết ơn đối với các bậc tiền nhân; đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta khơi dậy tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Bởi hàng trăm năm qua, dưới những gốc cây này vẫn còn lưu lại những dấu chân của những người đi mở đất, những người đã đi xa và cả những người đang ở lại. Ông cũng thay mặt chính quyền xã xã Đắk Som cảm ơn  Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để xã Đắk Som và bon B’ Srê B vinh dự có được cây Đa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.
 
Sau khi lễ đón nhận Bằng Công nhận "Cây Di sản Việt Nam" kết thúc, dưới bóng cây đa hàng trăm tuổi, quan khách cùng nhân dân bon B’ Srê B cùng mở hội cồng chiêng, vui vầy quanh ché rượu cần ngọt nồng…
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Đắk Nông được công nhận Cây di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI