»

Thứ sáu, 22/11/2024, 03:18:54 AM (GMT+7)

Trà Vinh: “Trường dạy nghề” nơi cửa Phật

(13:25:47 PM 18/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, không chỉ nổi tiếng có cảnh quan đẹp, mà còn nổi tiếng là “trường dạy nghề” điêu khắc gỗ độc đáo, thu hút hàng ngàn lượt du khách mỗi năm tìm đến tham quan, mua những tác phẩm nghệ thuật về làm quà lưu niệm. Nhờ có “Trường dạy nghề” này, hơn 10 năm qua đã có gần 60 thanh niên dân tộc Khmer sau khi vào tu học rồi hoàn tục trở thành nghệ nhân, thợ giỏi, có cuộc sống ổn định từ nghề điêu khắc học được trong nhà chùa.

Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh



Đến Chùa Hang, điểm ấn tượng khó quên là âm thanh của “ bản đại hòa tấu” của hàng chục chú chim, cò trên hàng trăm ngọn cây cổ thụ sao, dầu, hòa cùng với tiếng “gõ nhịp” cóc cóc, cụp cụp,…của các vị sư sãi, nghệ nhân, đục đẽo, chạm khắc vào thân gỗ. Từ ngôi chánh điện, tăng xá, phòng khách, phòng học,… đâu đâu cũng đều được trưng bày các tác phẩm điêu khắc gỗ thật độc đáo, sắc sảo như: Tứ linh, Cửu long tranh châu, Song phụng, Song ngư, Mười hai con giáp và cùng nhiều tác phẩm mô tả về sinh hoạt đời sống, sản xuất của người Khmer Nam bộ,…

Người đã có công đưa nghề điêu khắc đến với nhà chùa và thành lập nên “trường dạy nghề” là Sư cả Thạch Suông. Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và điêu khắc gỗ một vài tác phẩm để trang trí. Nhìn thấy tài hoa của ông Thạch Buôl, Sư cả Thạch Suông có ý nghĩ muốn mời nghệ nhân này dạy nghề cho vị sư trẻ trong nhà chùa. “ Mến phục tài hoa của nghệ nhân Thạch Buôl, tôi nghĩ nếu các sư trẻ được truyền dạy, đến hoàn tục sẽ có được một cái nghề để làm kế sinh nhai. Hơn nữa, đây vốn là nghề truyền thống của dân tộc nên rất cần được truyền dạy lại để bảo tồn và phát huy….”- Sư cả Thạch Suông cho biết.

Vậy là “trường dạy nghề” nơi Phật tự được hình thành từ đó, với lớp học đầu tiên có 4 vị sư trẻ theo học. Sau 2 năm miệt mài học nghề, 4 vị sư trẻ đều trở thành thợ giỏi. Cũng từ đó, người học trước truyền nghề lại miễn phí cho người đến sau, “trường dạy nghề” thu hút ngày càng đông các vị sư sãi , thanh niên Khmer trong tỉnh tìm đến học. Năm 2005, được sự động viên của chính quyền địa phương, Sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang, với hơn 10 thành viên là những vị sư đã học nghề thành thạo, để vừa mở rộng việc dạy nghề cho thanh niên Khmer, vừa quãng bá, bán sản phẩm nhằm có đủ nguồn kinh phí trang trải cho công tác dạy nghề miễn phí. Tiếng lành bay xa, các tác phẩm nghệ thuật của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang nhanh chóng được du khách trong và ngoài nước yêu thích đón nhận. Một trong những tác phẩm độc đáo, hoành tráng, nổi tiếng nhất của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang thu hút du khách khi đặt chân đến Trà Vinh phải đến chiêm ngưỡng là tác phẩm Cửu long tranh châu, có kích thước 3,5 m x 3,5 m, được kết ghép điêu khắc từ 9 gốc rễ cây cổ thụ.

Theo Sư cả Thạch Suông, tính đến nay Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang làm ra hơn 1000 tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng của du khách xa gần. Nhiều học trò sau khi được học nghề, trở về gia đình đã tự mở cơ cở điêu khắc và có cuộc sống khá ổn định với mức thu nhập mỗi tháng từ 3- 5 triệu đồng. Đây là thành quả mà Sư cả Thạch Suông mong muốn nhất, thấy hạnh phúc nhất và luôn cố gắng duy trì “trường dạy nghề” nơi Phật tự này để vừa tạo nghề, vừa bảo tồn và phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trà Vinh: “Trường dạy nghề” nơi cửa Phật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI