»

Thứ bảy, 23/11/2024, 12:19:17 PM (GMT+7)

Cứu trợ bão lụt: Phải có cái tâm vì dân nghèo trước đã!

(11:29:54 AM 14/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Phản hồi bài viết: "Cứu trợ bão lụt: Sao cứ phải mì tôm, nước mắm?", sư Thích Như Giải (chùa Đạo Nguyên, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ: "Trước tiên phải có cái tâm vì cộng đồng, vì dân nghèo trước cái đã".

Mấy ngày qua, bài Cứu trợ bão lụt: Sao cứ phải mì tôm, nước mắm? của tác giả Huệ Thi được Báo Người Lao Động, trang mạng Đại Lộc – Quảng Nam và các trang báo mạng đăng tải chia sẻ rất nhiều.

 

Cứu[-]trợ[-]bão[-]lụt:[-]Phải[-]có[-]cái[-]tâm[-]vì[-]dân[-]nghèo[-]trước[-]đã!

Đại diện cho những nhà hảo tâm, sư của chùa cũng lên đường đi cứu trợ
 
Người viết cho mình là người Đại Lộc, có dẫn chứng một số việc như năm 1999 nhận cứu trợ bằng gạo mốc, hay 1,5 gói mì tôm… Quy kết là làm từ thiện vì phong trào hay đánh bóng thương hiệu… rồi người viết bày tỏ mong muốn: Sao không cho mỗi huyện vài xe phun nước rửa đường, mỗi xã vài máy phát điện; hay cho từng hộ nước sạch, đèn sạc dự phòng; cho tiền mặt để bà con dễ chi dụng; cho mỗi làng vài ghe nhôm cứu hộ, cho áo phao, thuốc tây... Sao không đổi mì tôm và mấy thứ đó…
 
Xin thưa, những điều bài viết nêu ra đều đúng nhưng bất khả thi. Đã mấy người từng đi thăm, đi thị sát vùng lũ để nắm bắt tình hình hay chỉ nghe đài báo để biết? Kể cả mấy vị nhà báo, đọc tin nhưng có thực sự đến vùng lũ để biết dân tình ra sao? Họ cần gì?
 
Bà con ta xưa nay luôn trọng nghĩa tình, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Những người ngoài tỉnh, nghe tin vùng nào có bão lũ là đi giúp. Tôi được biết, biết chính xác là họ gọi rủ nhau trong bạn bè, người quen, góp kẻ ít, người nhiều, đủ vài ba trăm phần rồi nhờ người dẫn đường hoặc nhà chùa, hội từ thiện, Mặt trận Tổ quốc hay chính quyền sở tại lấy danh sách dùm, họ chỉ đến thăm bà con và phát quà.
 
Ở Đại Lộc nói riêng, Quảng Nam nói chung, bà con vùng thôn quê còn nghèo lắm, khổ lắm. Xong trận lũ thì chuối, rau đều hư thối, trong vườn chẳng còn chi. Mỗi nhà có 5-3 sào ruộng, mỗi sào một năm thu 500 kg lúa thì chỉ khoảng 10-12 triệu đồng (chưa kể chi phí đầu tư sản xuất, chăm bón), chi dụng ra sao? Không có thiên tai – nhân họa họ cũng đã khổ nghèo rồi. 
 
Chuyện từ thiện bằng máy phát điện, máy rửa đường, ghe.. như bài báo đã nêu là để chính sách an sinh xã hội của chính quyền làm lâu dài kia mà, sao lại nhắc tới chuyện làm thiện nguyện mùa bão lũ? Còn nói chuyện gạo mốc, 1,5 gói mì cho 3 nhân khẩu – nhất định không phải là đoàn từ thiện tự phát rồi, mà việc này do chính quyền cấp thôn, cấp xã giữ gạo tại kho quá lâu hay vì lý do gì đó, rồi do việc điều phối phân phát. Thi thoảng các nơi đều có xảy ra…
 
Tôi xác định tác giả bài viết không sa, nhưng do tư duy rập khuôn của người sinh ra hay đang sống trong cảnh đủ đầy, hoặc đã rời quê lâu, ít mục kích lại cảnh bão lụt. Bài viết này đã gây ra sự hiểu lầm rất lớn, ít nhiều làm chùn tâm nhà thiện nguyện. Trên mạng đều bàn tán việc dân vùng lũ Đại Lộc chê mì tôm, nước mắm, nên họ sẽ không về thăm, tặng quà cho bà con nghèo khó. Vậy ai là người bị thiệt? Trong bài đã nói là "cứu trợ bão lụt" thì chỉ cần nhu yếu phẩm giúp cấp thời cho bà con trong mùa mưa lũ, nếu không phải là mì, gạo, dầu, mắm thì là gì đây? Tất nhiên, đoàn nào cũng kèm theo phong bì, dầu, bột ngọt…
 
Hơn nữa, mỗi đoàn mỗi nơi; đoàn sau đâu biết đoàn trước phát gì để mà chuẩn bị quà, nên có khi trùng lắp là chuyện tất nhiên. Chỉ những ai thừa đủ mà vẫn cam tâm nhận quà, rồi về lên tiếng khen chê thì nên trách họ không biết nhường cho những mảnh đời thiếu khổ.
 
Không thể lấy tư duy của người thành phố, người xa quê hay tư duy kẻ có công việc thanh nhàn mà áp đặt cho bà con nghèo vùng lũ, xa chợ, xa phố, thiếu nhiều phương tiện sinh hoạt được. Là người cầm bút hay trên bục giảng, trước tiên phải có cái tâm vì cộng đồng, vì dân nghèo trước cái đã…
 
Tất nhiên khi nhận quà, cũng có khi người đáng nhận thì không có, kẻ không đáng nhận thì lại được, đây không phải là do người hay đơn vị phát quà, mà do địa phương phát phiếu nhận không bình đẳng, có thiên vị. Đơn cử, nếu đoàn ở ngoại tỉnh, ngoài địa phương thì đoàn đó phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ, chính quyền huyện, xã. Việc cấp phiếu không đúng đối tượng là do địa phương sở tại mà thôi, không liên quan gì đến đoàn thiện nguyện.
 
Còn nữa, thuốc tây ít ai dám phát vì việc này phải có chuyên môn, có y bác sĩ chứ không ai cho đại trà được. Nếu có thể được thì đoàn thiện nguyện lo mua thuốc men (theo sự hướng dẫn của bác sĩ) và phải mời 5-7 bác sĩ đi theo, mà đâu phải dễ có bác sĩ để mời đi 3-5 ngày (nếu ở xa). 
 
Cứu[-]trợ[-]bão[-]lụt:[-]Phải[-]có[-]cái[-]tâm[-]vì[-]dân[-]nghèo[-]trước[-]đã!
Một căn nhà bị chìm trong nước lũ
 
Khi bài viết đưa ra cho công chúng, khen cũng lắm, phản bác cũng nhiều. Tôi chỉ mong những người khen hay chê hãy lấy tâm tư, hoàn cảnh của người dân nghèo vùng lũ mà nói. Còn nói về những điều hay, hướng tương lai thì xưa nay, báo đài, chủ trương… đã đưa ra và nói rất nhiều rồi.
 
Hãy viết và nói như thế nào cho bà con vùng lũ được chút ấm lòng.
 
Mong thay!
 
Thích Như Giải (Chùa Đạo Nguyên, tỉnh Quảng Nam)
(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cứu trợ bão lụt: Phải có cái tâm vì dân nghèo trước đã!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI