Quảng Bình: Mất mùa, rừng bị đe dọa
(13:02:11 PM 14/06/2012)
Hai vợ chồng ông Nguyễn Hạnh, ở thôn 1 Thanh Sen, xã Phúc Trạch thu hoạch nốt ruộng bắp cong queo của nhà mình -Ảnh: Quốc Nam |
Đây là vùng đất có 11 nông dân đã thành nghi phạm đốn hạ ba cây sưa trong rừng Phong Nha, và cũng là nơi diễn ra những cuộc cướp gỗ sưa náo loạn cả làng quê.
Mất mùa
Cánh đồng xã Xuân Trạch nằm khép nép bên những lèn đá dựng đứng. Đây là xã bị mất mùa nặng nhất. Toàn xã có hơn 700ha đất nông nghiệp, chia đều cho hơn 1.200 hộ dân. Trong đó có hơn 300ha đất trồng lạc, còn lại là trồng ngô. Hoàn toàn không có ruộng lúa. Qua kiểm tra của xã thì sản lượng lạc năm nay chỉ bằng 2/10 sản lượng dự thu, sản lượng ngô chỉ bằng 3/10 sản lượng dự thu. Tại những cánh đồng dưới chân lèn đá, những ngày này bà con nông dân vẫn đổ ra đồng thu hoạch lạc và ngô. Tuy nhiên, chẳng thấy đâu nụ cười trong mùa thu hoạch như những vụ trước mà thay vào đó là những gương mặt ủ rũ.
Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn 5, Khe Gát buồn rầu: “Ngô, lạc gần như mất trắng rồi. Mỗi cây lạc năm nay chỉ có 2-3 củ. Còn ngô thì bắp nào cũng nhỏ bằng nửa năm ngoái, thậm chí nhiều bắp chỉ có cồi mà không có hạt”.
Còn ở xã Phúc Trạch, ông Nguyễn Văn Hiền, bí thư đảng ủy xã, cho biết toàn xã mất mùa đến 60-70%.
Làm nông mà thiếu nước
Làm nông cần nhất là nước tưới, nhưng ở các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch... thủy lợi vẫn còn xa lạ với nông dân. Đó cũng là nguyên nhân khiến ruộng ngô, lạc lâm vào cảnh điêu đứng như hiện nay. Ông Cao Thế Vĩnh, phó chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, cho hay nước tưới vẫn nhờ trời, trời không cho thì đói. Ông Vĩnh cho biết không riêng gì Xuân Trạch mà cả ở Phúc Trạch mấy năm nay không làm nổi sào lúa nước nào bởi không có hệ thống thủy lợi tưới tiêu.
Ông Phan Văn Gòn, chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết đã nhiều lần báo cáo với UBND tỉnh xin được làm hệ thống thủy lợi. Mới đây tỉnh Quảng Bình đã mời Trường cao đẳng Thủy lợi miền Trung ra khảo sát địa hình để xây dựng cho mấy xã thuộc vùng đệm này một hệ thống thủy lợi. Nơi được chọn là đập Khe Sến ở xã Xuân Trạch. Nếu làm được đập thủy lợi ở đây có thể đảm bảo nước tưới cho cả vùng này. Nhưng để làm được công trình này phải có nguồn vốn lớn, mà hiện tại tỉnh không kham nổi nên còn phải chờ trung ương hỗ trợ.
Nguồn sống chủ yếu của người dân trong các xã này chủ yếu dựa vào cây ngô và lạc. Sau mỗi vụ thu hoạch, hai nông phẩm này sẽ được đem đổi lúa gạo ăn quanh năm. Trước tình hình mất mùa nghiêm trọng như thế, một nỗi lo rất lớn đang đặt ra cho người dân và cả UBND xã là vấn đề lương thực. Người nông dân đã không có lúa nay lại mất mùa lạc, ngô thì gần như trắng tay. Đáng lo hơn nữa là không có giống để gieo vụ hè thu, như thế nguy cơ còn thất bát cả một vụ mùa sắp đến.
Thiếu lương thực, thiếu hạt giống thì cái đói đã cận kề. Người dân lại vào rừng Phong Nha để kiếm cái ăn. Khi đó, không phải cây sưa mà nhiều cây rừng khác của vườn quốc gia, của di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng có thể sẽ còn ngã xuống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.