Hà Nội: Những "thân cò" trong đêm
(08:53:31 AM 20/03/2012)Đó là “lịch trình” công việc của những người chạy chợ đêm ở chợ nông sản Văn Quán, Hà Đông.
“Lặn lội thân cò nơi phố xá”
Có mặt tại chợ nông sản Văn Quán( Hà Đông, Hà Nội) lúc 1h sáng chúng tôi mới thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người bán hàng rau trong đêm thế này.
Trời mưa phùn càng làm tăng cái giá lạnh của đêm đông. Lác đác có mấy hộ buôn đến sớm xăm xắn thắp đèn, chuẩn bị xếp hàng ra bán. Còn lại một số gian vẫn trống trơn. Tôi đến bắt chuyện và làm quen với vợ chồng bác Chiến.
Bác quê ở Thạch Thất , Hà Tây cũ . Tính đến thời điểm này, bác theo nghề chạy chợ được ngót nghét 8 năm: “Nghề chay chợ đêm vất vả lắm cô ạ, hôm nào cũng phải dậy từ lúc 11 rưỡi đêm. Có tối vừa chợp mắt được chừng 1 tiếng thì chuông báo thức kêu lại phải dậy. Vì hàng nặng nên phải chuẩn bị sắp hàng cho kịp giờ. Ông lão nhà tôi cầm lái nên được “đặc cách” ngủ hơn tôi chừng 30 phút để tránh ngủ gật giữa đường nguy hiểm”.
Vừa nói chuyện, bác vừa thoăn thoắt đưa tay nhặt những quả cà chua ra thành từng loại riêng biệt: quả nào thối vứt riêng, quả nào bầm dập thì bác dành cho hàng cơm, họ mua giá rẻ thôi nhưng cũng được mấy nghìn còn hơn là bỏ đi phí , phần còn lại là những quả tươi nguyên bác để riêng ra thùng xốp. Cả hai bác cũng đã gần 50 tuổi nhưng trông họ như già hơn tuổi của mình, khuôn mặt chật chội những nếp nhăn, hai mắt hõm sâu và thâm quầng. Họ bắt đầu cho một đêm thức trắng.
Trời mưa nhưng người mua, người bán vẫn tấp nập |
Chợ mỗi lúc lại đông hơn, từng chiếc xe thồ 81, 82 cũ kĩ vẫn nặng nề di chuyển vào chợ. Đầy đủ các thực phẩm liên quan đến nông sản: từ tôm, ốc, cua cá đến rau, củ, quả…
Khu chợ này mới mở nên mọi thứ vẫn còn thô sơ, mỗi gian hàng rộng chừng 2,5m2, bên trên lợp bằng bờ lô xi măng, không được xây theo từng kiot như những chợ ban ngày. Đây là khu chợ đầu mối lớn nên thu hút nhiều hộ buôn đến bán và mua hàng.
Cô Liên nhà ở Khoái Châu, Hưng Yên cũng chạy chợ được 4 năm. Mặt hàng của cô chủ yếu là rau thơm và tất cả các loại rau ăn ghém. Nhà cách chợ chừng 50 cây số nên cô đi muộn hơn so với mọi người ở đây.
Phần vì nhà xa, phần vì con cô còn quá nhỏ đứa lớn mới 7 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi nên cô muốn ở nhà với mấy đứa thêm chút ít. Cả ngày đi mua hàng tối đến mới gặp con có chốc lát, rồi mẹ con mỗi người một việc. Con thì học bài, mẹ ngồi bó rau, dấp nước…
Cô vừa kể, vừa lấy đôi tay chai sần gạt những giọt nước mắt “có những đêm mưa gió, đứa con lớn tính dậy biết mẹ đi chợ nó cứ khóc. Nó sợ sấm chớp lại sợ vì có mỗi hai chị em ở nhà nhỡ có chuyện gì thì biết gọi ai. Nhưng trót mua hàng của người ta rồi nên tôi đành phải dỗ con ở nhà. Thương lắm cô ạ, mới có mấy tuổi đầu mà đêm nào cũng bị bỏ rơi ở nhà như thế”. Đôi mắt cô lại nhìn xa xăm về phía cổng chợ, bao giờ cho đến sáng để cô về gặp mặt các con.
Cổng chợ nông sản lúc 2h sáng |
Dù dưới ánh đèn vàng loang loáng không quá sáng nhưng tôi vẫn nhận ra nước da mai mái, đôi mắt võng sâu của các bà các cô và cả những cái cằm lởm chởm râu chưa kịp cạo của những người đàn ông chạy chợ. Dọc chợ tôi vẫn gặp cảnh vài người quá mệt mỏi, ế hàng ngồi ngủ gật bên cái cọc buộc bóng điện, hay nằm dài trên yên xe máy mà “ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành”.
Nghề “ăn nắng, nếm sương”
Gọi là như thế bởi vì họ phải lăn lộn giữa ban ngày không kể nắng gắt hay mưa giông. Còn đêm thì bắt đầu chạy chợ đúng lúc sương xuống nhiều nhất.
Không những thế nghề này còn có bao nhiêu mối nguy hiểm luôn rình rập họ. Đi đêm trời tối nhiều đoạn đường không có đèn nên nhiều người mắc phải ổ voi, ổ gà mà ngã. Nhẹ thì bị đổ xe còn không thì chẳng biết lường trước được điều gì. Xe xiến vào đinh, thủng lốp, bị bọn nghiện trấn lột giữa đường cũng là những tai nạn không lường trước đối với nghề chạy chợ.
Cái nghề này nó còn khắc nghiệt ở chỗ ban đêm là khoảng thời gian mọi người được nghỉ ngơi nhưng ở chợ rau lại là lúc những con người mải miết bươn chải làm việc. Họ không một lời than vãn về số phận. Trong suy nghĩ của họ có thể làm việc để kiếm sống là may mắn lắm rồi.
Những chồng rau, củ càng đầy thì gánh nặng trong cuộc sống của họ càng bớt dần. Họ vò võ trong bóng đêm để thắp sáng tương lai cho những đứa con của họ được rạng ngời.
Mưa vẫn nặng nề rơi đến sót ruột, con đường vào chợ ướt nhẹp bùn đất. Những chiếc xe thồ hối hả, vội vàng tấp vào chợ. Đâu đó thấp thoáng những chiếc nón nhấp nhô cùng bóng dáng nhỏ thó, liêu xiêu đi gánh hàng của các bà, các mẹ. Một cuộc mưu sinh đêm lại bắt đầu.
Vẫn lấy mẫu trên cả nước
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.