Cô bé bị bệnh tim cần được giúp đỡ
(10:07:27 AM 17/10/2011)Chúng tôi nhìn thấy trong nồi cơm chỉ có 1 nhúm gạo, thêm bát sắn khô ngâm qua đêm. Còn thức ăn là rau lang xin từ vườn người bà con với đĩa muối sả.
Em Trinh năm nay đã 16 tuổi nhưng nom chẳng khác cô bé lên 10, gầy gò, ốm yếu và làn da tái nhợt vì bệnh tim.
Trinh chỉ làm được những việc nhẹ mỗi khi mẹ đi làm mướn xa
Cũng vì thiếu hiểu biết nên khi Trinh có những biểu hiện như da xanh xao, khó thở, thậm chí ngất xỉu, chị Nguyễn Thị Thu Mai (46 tuổi, mẹ em Trinh), nghĩ rằng chắc tại thiếu ăn nên con bé mới thường xuyên ốm đau như vậy. (Mà nói cho cùng, trong thâm tâm của tôi, dù mẹ con chị có biết cũng chẳng đào đâu ra tiền mà chữa trị khi gia cảnh quá khó khăn). Đến năm Trinh 10 tuổi, thấy con bé ho ra máu, chân tay yếu ớt, chỉ ngủ ngồi chứ không thế nằm được, chị Mai mới hoảng hốt đem con lên bệnh viện tỉnh khám. Khi bác sĩ cho biết em Trinh bị bệnh “thông liên nhỉ, hở, hẹp van 2 lá, tăng áp phổi”, chị Mai đau đớn ngửa mặt kêu trời.
“Số phận trêu ngươi, con bé phát bệnh đúng vào mùa mưa bão, mấy cân lúa trong nhà để dành ra giêng bị ngập nước hư hết. Cuối cùng, nhờ bà con lối xóm quyên góp ít tiền cộng thêm 600 ngàn đồng tiền công tôi giữ bò thuê, hai mẹ con ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Ngày bác sĩ cho biết phải có 65 triệu đồng mới mong cứu sống được Trinh, chân tay tôi rụng rời. Nước mắt ngắn nước mắt dài, tôi đứt ruột đưa con về trong tuyệt vọng”, chị Mai xót xa kể lại.
Cuộc đời người đàn bà ấy vốn đã lận đận, ăn chưa đủ ngủ chưa tròn thì biết lấy đâu ra số tiền lớn đó. 6 năm con nằm tại nhà là 6 năm chị chạy đôn chạy đáo khắp nơi để có năm ba trăm mua thuốc cho con uống cầm chừng. Ngần ấy thời gian, chị chưa một lần dám đưa con trở lại bệnh viện tái khám. Tất cả chi tiêu, ăn uống, thuốc men… chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng. Năm nào trời thương có thể đắp đổi qua ngày nhưng chẳng may mất mùa thì chỉ có bát cháo, bát rau với sắn khô.
Giờ đây, mỗi khi bão đến mưa về, trong căn nhà dột nát, bên ướt mẹ nằm bên khô ủ ấm cho con. Đã bao đêm chị trằn trọc vì lo lắng, sợ Trinh có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nghĩ đến đây là chị đứt từng khúc ruột: “Căn nhà này không có số đỏ, chứ nếu có thì tôi cũng đã bán đi để có tiền cứu con rồi. Nhìn con héo hon dần như cây khô chờ chết mà ruột gan tôi như thắt lại. Tội nghiệp con bé, lớn chừng này tuổi mà chẳng khác nào đứa trẻ lớp 5”.
Căn nhà cũ kỹ, vá chằng vá đụp của hai mẹ
9 năm học qua, Trinh đến lớp nhờ sự cưu mang của thầy cô, bạn bè và hàng xóm. Năm nay, em không được đến trường, Trinh chỉ còn cách gửi niềm thương nỗi nhớ vào những trang sách cũ, kỉ niệm của tuổi học trò tươi đẹp.
Cám cảnh nỗi khó khăn của hai mẹ con chị Mai, chị Võ Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Cát Hanh - cho biết: “Ngày cháu Trinh vào Huế chúng tôi cũng đã chạy nhiều nơi vận động được ít tiền giúp 2 mẹ con. Ở miền quê mà, các đoàn thể địa phương chỉ có thể hỗ trợ vài cân gạo, hộp quà khi Tết về, lũ qua mà thôi”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Nguyễn Thị Thu Mai, mẹ của em Nguyễn Thị Vũ Trinh: thôn Vĩnh Trường, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Hoặc ĐT: 01673224864 nhờ chuyển máy gặp em Trinh, đây là số điện thoại của bà Võ Thị Bích Thủy, Hội Chữ thập đỏ xã Cát Hanh. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.