Giao lưu trực tuyến
Trước thảm họa, tự lo được cho chính mình đã là có trách nhiệm
(12:09:25 PM 02/05/2015)>>Tranh cãi không dứt vụ nhóm Hội chữ thập đỏ Việt Nam rời Nepal sau động đất
Người dân ở thủ đô Kathmandu, Nepal xếp hàng chờ nhận thức ăn, ngày 28.4.2015 - Ảnh: AFP
Với gia đình và người thân của thành viên đoàn này thì sự trở về an toàn của của họ là quan trọng nhất, là niềm vui lớn nhất, nhưng với dư luận thì không như vậy. Họ bị lên án nặng nề, bị đặt câu hỏi là sao không ở lại trợ giúp nhằm có kinh nghiệm thực tiễn, bị khoác lên mình cái áo thể diện quốc gia.
Nhưng có đôi điều cần nói về đoàn này. Thứ nhất, đây là đoàn đi học tập kinh nghiệm, nghĩa là vẫn trong quá trình học hỏi. Những người trong đoàn, không nói ra thì ai cũng biết, chắc chưa bao giờ phải/ bị trải qua một trận động đất chứ đừng nói tới một trận động đất mạnh như vừa rồi ở Nepal.
Thứ hai, theo lịch trình thì visa của họ hết hạn vào ngày 26 tháng 4, ở Nepal lại chưa có sứ quán hay lãnh sự Việt Nam, vậy muốn ở lại, họ phải gia hạn visa ở đâu? Nội cái việc giấy tờ thủ tục này đã có thể khiến cả đôi bên mất thời gian công sức rồi. Chưa kể, tôi trộm nghĩ cả đoàn chưa chắc có một người biết tiếng bản địa để mà giao tiếp.
Chỉ riêng việc sắp xếp chỗ ăn chỗ nghỉ, phiên dịch dẫn đường cho đoàn thôi là đã mệt rồi, mà chính quyền Nepal thì đang bận rộn chết đi được. Cứ mỗi ông nhân viên cứu trợ nhìn bản đồ xong hỏi kiểu “cái ga tàu này bây giờ ở đâu?” thì thôi rồi, thôi các bạn về đi cho chúng tôi nhờ.
Tóm lại, đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam là một nhóm người ngơ ngác ở một nơi xa nhà, lạ nước lạ cái, tiếng nói không rành, đường đi nước bước không biết, sức khỏe thì không chắc hơn ai, kinh nghiệm chuyên môn ứng phó thảm họa gần bằng zero… hẳn không khác gì một gánh nặng cho chính quyền nước sở tại vốn đang rối như canh hẹ. Lương thực, nhu yếu phẩm lại đang khan hiếm, ở lại nghĩa là đoàn góp thêm mười miệng ăn cho người ta.
Các bạn đừng so sánh với các đoàn cứu trợ được các nước khác gởi đến sau thảm họa. Họ đã được chuẩn bị trước hết rồi. Các bạn cũng đừng yêu cầu rằng không phương tiện đào bới được thì sơ cấp cứu người. Ơ hay, những việc đó thì người trong nước họ cũng thừa sức làm, không cần đến đoàn Việt Nam.
Vậy, tôi tin quyết định rút về vừa rồi của đoàn Hội Chữ Thập Đỏ là sáng suốt, kiểu như tang gia bối rối, ta không giúp được gì thì gởi cái bao thư và xin phép cáo lui cho đỡ chật nhà người ta, đó mới là biết người biết việc. Việc ra về vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, vừa trút gánh nặng không cần thiết cho nước bạn và nhất là có trách nhiệm với người thân ở nhà.
Có một điều đáng tiếc là trưởng đoàn sau khi về nước thì phát biểu với báo chí hớ hênh quá. Tuy nhiên, họ không phải là nhân viên ngoại giao đoàn, khó trách họ được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)